Điều kiện về thị trường trái phiếu Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 74 - 80)

- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là hệ số đo thời gian đáo hạn bình

2.2.1.1. Điều kiện về thị trường trái phiếu Việt Nam

Trên thực tế ở Việt Nam, thị trường trái phiếu đã có một quá trình hình thành, phát triển trong suốt hơn 10 năm qua song song với thị trường cổ phiếu niêm yết [3], [5], [19].

- Tháng 8/2000: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, nay là HOSE. Đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu việc TPCP được giao dịch trên thị trường chứng khoán và được coi như một loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

- Trong giai đoạn 2004-2009 chính phủ đã thực hiện một số biện pháp với mục đích gia tăng thanh khoản cho thị trường trái phiếu thứ cấp. Cụ thể:

+ Tháng 8/2005: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. Cũng kể từ thời điểm này, TPCP được giao dịch song song trên cả hai sàn Hà Nội và thành phố Hồ chí minh.

+ Tháng 5/2006 Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được thành lập theo quyết định 189/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Mặc dù có tên gọi là Trung tâm Lưu ký (depository/custodian), cơ quan này kiêm nhiệm luôn cả các hoạt động hoàn tất giao dịch (clearing/settlement) cho hai sàn giao dịch chứng khoán thành phố HCM và Hà nội. Từ thời điểm này đây sẽ là nơi lưu ký duy nhất và bắt buộc cho tất cả các loại chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Việc tập trung xử lý sau giao dịch và lưu ký về một mối như vậy nhằm giảm chi phí và tạo liên thông giữa các thị trường với nhau, gián tiếp giúp tăng thanh khoản trên thị trường. Trung tâm này cũng là đầu mối cấp mã ISIN cho các loại chứng khoán trên thị trường Việt Nam.

+ Tháng 6/2006: Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Quyết định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư tại Trung tâm GDCK Hà Nội kể từ ngày 01/07/2006.

+ Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt. Đây được xem là mốc sự kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra mục tiêu, lộ trình và xác định mô hình phát triển của Thị trường TPCP. Đề án được xây dựng nhằm tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, tách hẳn khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu.

+ Tháng 5/2008: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu chính phủ từ sàn Tp.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội. Theo quyết định, từ ngày 2/6/2008, toàn bộ Trái phiếu chính phủ niêm yết tại HOSE sẽ chính thức niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà nội.

thức được Sở GDCK Hà Nội đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế. Mục tiêu xây dựng và phát triển Thị trường TPCP là mở rộng thị trường, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường TPCP, liên kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và tăng cường công tác giám sát thị trường.

Về tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu: Hiện nay, đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương việc đăng ký, lưu ký được thực hiện tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, việc tổ chức đấu thầu, niêm yết và giao dịch trái phiếu được thực hiện qua Sở GDCK Hà Nội (tên viết tắt được quy định hiện nay là HNX). Đối với trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu phát hành theo hình thức riêng lẻ.

Biểu đồ 2.1: Quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam (% GDP) trong giai đoạn 2001-2014

Ngun: B tài chính

Nhìn chung, thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu chính phủ nói riêng tại Việt nam đã có những bước tiến mạnh về quy mô và chất lượng, trở thành kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại. Cụ thể, tính đến cuối năm 2014, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam đạt mức tương đương 22% GDP thay vì 16,59% GDP của năm 2012 và 17,12% GDP của năm 2011 hoặc mức 2.82% GDP năm 2001. Bên cạnh đó, trái phiếu chính phủ được phát

hành bao gồm các loại kỳ hạn chuẩn, trong đó loại kỳ hạn dưới 5 năm hiện có tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 90% tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành. Tuy nhiên, tỷ trọng TPCP phát hành kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên có xu hướng tăng, chiếm đến 44,5% tổng khối lượng TPCP phát hành trong năm 2014

Tính đến nay, tổng giá trị TPCP đang lưu hành đạt xấp xỉ 680 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2009. Quy mô thị trường TPCP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm trong 5 năm qua, được đánh giá có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Á cũng như khu vực ASEAN + 3. Thanh khoản của thị trường giao dịch trái phiếu năm 2014 tăng hơn 20 lần so với năm 2009, từ mức 166 tỷ đồng/phiên năm 2009, lên mức giá trị giao dịch bình quân hơn 3.400 tỷ đồng/phiên trong năm 2014 [13], [29].

Biểu đồ 2.2: Giá trị giao dịch trái phiếu bình quân/phiên giai đoạn 2009- 2014

Đơn v: T VND

Ngun: HNX

Từ tháng 8/2012, tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước được giao dịch tập trung trên hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt, góp phần thống nhất thị trường nợ dài hạn và ngắn hạn, chỉ số thanh khoản của tín phiếu Kho bạc đã tăng gấp 06 lần sau khi niêm yết [29]. Các chương trình phát hành TPCP lô lớn và hoán đổi trái phiếu phối hợp với Kho bạc nhà nước thực hiện trong suốt 03 năm qua đã

mang lại những chuyển biến tích cực về cơ cấu mã trái phiếu, cơ cấu kỳ hạn. Cùng với sự ra đời của hệ thống đường cong lợi suất từ năm 2013, thị trường TPCP Việt Nam đang dần hoàn thiện và trở nên hấp dẫn hơn, liên tục được đánh giá có mức tăng trưởng nhanh nhất Đông Á trong những năm gần đây [29].

Ngoài ra, việc khai trương hệ thống đấu thầu điện tử tại HNX bắt đầu từ tháng 8/2012 cũng tạo nhiều thuận lợi cho các thành viên. Thông qua hệ thống này, các thành viên thị trường có thể nhập phiếu đấu thầu từ xa, tự sửa và hủy phiếu thầu nhanh chóng, nhận kết quả đấu thầu tức thời, theo dõi tiến trình thanh toán, tra cứu, kết xuất dữ liệu thống kê và lập báo cáo ngay trên hệ thống. Việc điện tử hóa toàn bộ quá trình đấu thầu từ khi bắt đầu tới khi hoàn tất phiên đấu thầu một mặt giúp các thành viên giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, tham gia đấu thầu nhanh chóng, hiệu quả hơn; mặt khác giúp cơ quan vận hành rút ngắn đáng kể thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu so với trước đây; đồng thời góp phần đảm bảo tính minh bạch của hoạt động đấu thầu; và giúp các cơ quan quản lý có thể đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, cũng như giám sát tình hình hoạt động của các thành viên chủ động hơn.

Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường trái phiếu Việt Nam cho đến nay có tỷ lệ trái phiếu chính phủ lớn hơn 96% tổng lượng trái phiếu được phát hành.

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2009-2014

2009 2010 2011 2012 2013 2014 Khối lượng (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Khối lượng (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Khối lượng (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Khối lượng (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Khối lượng (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Khối lượng (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Total 11.8 100% 15.5 100% 17 100% 25 100% 28.7 100% 40.6 100% TPCP 10.8 91.5% 14 90.3% 15 88.2% 24 96% 28 97.5% 40 98.5% TPDN 1 8.5% 1.5 9.7% 2 11.8% 1 4% 0.7 2.5% 0.6 1.5%

Ngun: Asian Bond Monitor 2009-2014

Tỷ lệ này được đánh giá là tương đương với những thị trường kém phát triển trong khu vực như thị trường Indonesia và Philippines. Mặc dù vậy, xét trên phương diện tổng thể, quy mô và phạm vi của thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản

chưa cao nếu so sánh với các thị trường trái phiếu tại các quốc gia Châu Á khác như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật Bản v.v.

Ngoài ra, cấu trúc thị trường trái phiếu chưa hoàn chỉnh, hệ thống nhà đầu tư (đặc biệt các định chế đầu tư dài hạn) còn mỏng, hệ thống hạ tầng dịch vụ cho thị trường còn chưa phát triển. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu Việt Nam còn những hạn chế sau:

- Một là, hàng hóa trên thị trường còn đơn điệu: thị trường vẫn còn rất thiếu các sản phẩm giao dịch, cơ cấu nhà đầu tư chưa đa dạng ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm giao dịch cũng như thiếu cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các chủ chủ thể đầu tư hay chưa có sự hỗ trợ nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Những yếu tố này phần nào làm giảm sự thu hút nhà đầu tư tham gia tích cực trên thị trường TPCP. Ngoài ra, kỳ hạn sản phẩm chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn – trung hạn, chưa có đa dạng hóa đến các sản phẩm có kỳ hạn dài hạn. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2014 tỷ trọng loại trái phiếu có kỳ hạn còn lại từ 6 tháng đến 5 năm chiếm 71.43% tổng số trái phiếu giao dịch, trong đó kỳ hạn còn lại 1 năm chiếm 23.51%, loại 2 năm chiếm 20.33%, kỳ hạn còn lại 3 năm chiếm 9.56%, kỳ hạn còn lại 5 năm chiếm 7.01%.

- Hai là, tổng dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khá khiêm tốn, rất nhỏ so với tiềm năng và thị trường các nước trong khu vực. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ chỉ khoảng 1.5-2%GDP. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp ở các thị trường phát triển là kênh dẫn vốn dài hạn chính của doanh nghiệp song tại Việt Nam thị trường nợ của doanh nghiệp còn sơ khai, chưa thu hút nhà đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ, tổ chức tài chính lớn và cả nhà đầu tư cá nhân.

Nhìn chung, thị trường trái phiếu đang đóng vai trò quan trọng trên thị trường nợ công, trở thành kênh huy động vốn và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, với kỳ vọng tổ chức thị trường trái phiếu chuyên nghiệp, ổn định và hiệu quả hơn nữa, ngày 24/09/2009 thị trường TPCP chuyên biệt đã chính thức được vận hành với mục tiêu chính là tổ chức thị trường TPCP có sự quản lý của Nhà nước, là một kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa sản phẩm trên TTCK Việt Nam.

Như vậy, thị trường trái phiếu Việt Nam đã và đang hỗ trợ sự hình thành và phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 74 - 80)