Cơ sở dữ liệu và phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 111 - 116)

IV/ VIETINBANK

b. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu về chất

2.2.3.3. Cơ sở dữ liệu và phương pháp định lượng

• Quy mô mẫu và quan sát

+La chn mu: Mẫu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu mảng, tổng hợp dữ liệu của 18 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ năm 2009 đến 2014, bao gồm 108 quan sát. Trong mẫu 18 NHTM này có 4 ngân hàng có cổ phần Nhà nước chi phối, các NHTM còn lại thì tỷ lệ sở hữu Nhà nước có xuất hiện tại môt số ngân hàng tuy nhiên không phải là tỷ lệ chi phối. Cách phân loại về tỷ lệ sở hữu trong nghiên cứu này được thực hiện mô phỏng theo phương pháp của Berger và các cộng sự đã thực hiện năm 2007 đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Theo đó, các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối khi mà sở hữu Nhà nước (của cả cổ đông Nhà nước và DNNN nắm giữ) ở trên 50% tỷ lệ sở hữu của ngân hàng. Trong mẫu khảo sát này, có 13 ngân hàng (bao gồm 2 ngân hàng quốc doanh, và 11 NHTMCP tư nhân) được ghi nhận là có sự tham gia của cổ đông nước ngoài.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, giai đoạn khảo sát kéo dài 6 năm (2009-2014), đánh dấu giai đoạn thị trường trái phiếu Việt Nam từng bước phát triển; quy mô tổng tài sản ngân hàng tăng; các thời điểm quan trọng trong thay đổi cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam như việc thực hiện cổ phần hóa các NHTMNN, việc mở cửa hệ thống NHTM đối với sự xuất hiện của sở hữu nước ngoài theo lộ trình hội nhập tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, giai đoạn này cũng là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, tình hình nợ xấu tín dụng của các ngân hàng tăng cao.

+Ngun d liu: Sau khi mẫu khảo sát đã được lựa chọn, các dữ liệu cần thiết sẽ được thu thập từ nguồn cung cấp số liệu Bankscope. Đây là một nguồn cơ sở dữ liệu có uy tín trên thế giới, lưu trữ dữ liệu của hơn 10000 TCTD trên toàn cầu. Những dữ liệu ngân hàng thu thập được từ nguồn Bankscope bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu trên bảng cân đối và các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, một số thông tin đặc biệt là các thông tin về tỷ lệ sở hữu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam không được tổng hợp đủ trên Bankscope, vì vậy tác giả tìm kiếm những thông tin này dựa trên các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng. Nguồn dữ liệu này sẽ bổ sung cho những thông tin còn thiếu từ nguồn Bankscope. Ngoài ra, việc một số ngân hàng trong mẫu khảo sát sử dụng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) trong khi một số ngân hàng khác sử dụng phương thức báo cáo theo chuẩn kế toán thế giới (IAS) cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu do sự không thống nhất giữa hai tiêu chuẩn kế toán sẽ không dẫn đến sự sai khác về bản chất kết quả của các chỉ tiêu tài chính.

• Các biến s và phương pháp kho sát định lượng

Trong phần phân tích định lượng, phương pháp phân tích dữ liệu mảng sẽ được sử dụng do nguồn dữ liệu khảo sát bao gồm cả chuỗi số liệu theo thời gian và giữa các ngân hàng. Vì vậy, phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) sẽ được sử dụng kết hợp với phương pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên để phân tích mối tương tác giữa sở hữu và một số nhân tố khác tới hoạt động đầu tư trái phiếu.

nghiên cứu này trên phạm vi quốc tế trong đó đặc biệt là nghiên cứu của Lin và Zhang (2007) trong việc lựa chọn biến khảo sát và Unite và Sullivan trong việc xây dựng mô hình hồi quy, mô hình khảo sát của tác giả có dạng như sau:

Mô hình hồi quy kiểm định giả thuyết: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng.

PERFit = α + β1*STATEit + β2*FORit + β3*Biến phn ánh quy mô th

trường trái phiếu + β4*GGDPit + β5*Biến kim soát + Error Term (vi i = ngân hàng, t = năm)

Trong đó PERFit là các biến phụ thuộc (BONDA.BONDI) đo lường quy mô và hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM i tại thời điểm t, biến kiểm soát bao gồm các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng là NPL (tỷ lệ nợ xấu hoạt động tín dụng), LAS (quy mô tổng tài sản ngân hàng). Các biến số được sử dụng trong mô hình sẽ được mô tả chi tiết dưới đây.

- Mô t biến kho sát:

(i) Các biến ph thuc phn ánh quy mô và hiu qu hot động đầu tư trái phiếu ca NHTM.

Đối với chỉ số đo lường quy mô hoạt động đầu tư trái phiếu, biến số được sử dụng trong mô hình là biến số đo lường tỷ trọng đầu tư trái phiếu so với tổng tài sản của ngân hàng (BONDA). Biến số này được tính bằng công thức:

BONDA = Quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu/Tổng tài sản của ngân hàng Biến số BONDA phản ánh quy mô hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng.

Biến số khảo sát thứ hai về hoạt động đầu tư trái phiếu là biến số đo lường tỷ suất sinh lời trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng (BONDI). Biến số này được tính bằng công thức:

BONDI = Tổng thu từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu/Quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu.

Biến số BONDI phản ánh hiệu quả hoạt động lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng hay nói cách khác biến số BONDI cho biết 1 đơn vị đầu tư trái phiếu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập cho ngân hàng.

Như đã được trình bày trong phần Lựa chọn mẫu, nghiên cứu này sử dụng cách phân loại sở hữu của Berger và cộng sự (2005). Một trong những mục tiêu nghiên cứu của luận án này là khảo sát ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trong so sánh với sở hữu tư nhân và có sự tham gia của sở hữu nước ngoài đến hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng. Do đó các biến liên tục phản ánh tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (STATE) và nước ngoài (FOR) trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014 được sử dụng. Đây là điểm tương đối khác so với nghiên cứu của Berger và cộng sự (2005), do quy mô mẫu và tương đối nhỏ nên việc sử dụng các biến liên tục sẽ phản ánh chính xác hơn tác động của tỷ lệ sở hữu so với việc chỉ sử dụng các biến giả. Ở đây, tỷ lệ sở hữu Nhà nước bao gồm tỷ lệ sở hữu trực tiếp của Chính phủ, của các DNNN và của cả người đại diện Nhà nước. Tỷ lệ sở hữu này được thu thập một cách thận trọng và có sự đối chiếu từ Bankscope và báo cáo thường niên của các ngân hàng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu.

(iii) Các biến phn ánh quy mô th trường trái phiếu

Về mặt lý thuyết, quy mô và sự phát triển của thị trường trái phiếu có thể có những ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa một số các biến phản ánh thực trạng phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam vào mô hình đánh giá, cụ thể:

Biến số phản ánh quy mô thị trường trái phiếu (BMARKET). Biến số này được tính: BMARKET = Tổng giá trị thị trường trái phiếu/Tổng giá trị GDP (%)

Biến số phản ánh quy mô của trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu (GB). Biến số này được tính theo công thức:

GB = Tổng giá trị trái phiếu chính phủ được phát hành/Tổng giá trị GDP (%) Biến số phản ánh quy mô trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu (CB). Biến số này được tính theo công thức:

CB = Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành/Tổng giá trị GDP (tính theo %)

(iv) Biến s phn ánh nh hưởng ca biến động kinh tế vĩ

Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối liên quan giữa quy mô đầu tư trái phiếu của ngân hàng với sự biến động của nền kinh tế. Vì vậy, ở đây tác giả đã lựa chọn đưa vào mô hình biến số GGDP phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP của

nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2014 để đánh giá những ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM.

(v) Các biến kim soát: Một số biến số có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu của ngân hàng cũng được đưa vào mô hình hồi quy. Các biến này bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, quy mô tài sản ngân hàng và biến cố định năm.

Trong nội dung lý thuyết chương 1 đã đề cập nhân tố rủi ro là một nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM. Ở đây, tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu NPL để đại diện cho nhóm nhân tố rủi ro tác động tới hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu NPL được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản giữa các ngân hàng, tỷ lệ này được tính toán bằng việc lấy tổng dư nợ xấu chia cho tổng dư nợ.

Logarit của tổng tài sản - đại diện cho quy mô ngân hàng – được sử dụng để kiểm soát hiệu ứng quy mô. Về mặt lý thuyết, ngân hàng lớn thường có thể tận dụng lợi thế về quy mô vì vậy có thể thu được kết quả hoạt động đầu tư trái phiếu tốt hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam, những ngân hàng lớn thường là những ngân hàng mà Nhà nước có cổ phần chi phối do vậy những ngân hàng này có thể có lợi thế về những chính sách của Chính phủ trong hoạt động kinh doanh trái phiếu của mình. Mặc dù vây, bằng chứng về ảnh hưởng của quy mô ngân hàng tới hiệu quả hoạt động đầu tư trái phiếu là tương đối đa dạng, vì vậy ở đây tác giả đưa biến phản ảnh quy mô ngân hàng vào trong mô hình hồi quy. Đồng thời, việc bổ sung các biến giả của các năm khảo sát vào mô hình sẽ giúp kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô biến đổi theo thời gian, do đó sẽ loại bỏ hiện tượng bỏ sót các biến vĩ mô cuối cùng là tăng độ chính xác của việc đo lường ảnh hưởng của sở hữu.

- Các kim tra khác: Do mẫu khảo sát và các quan sát có quy mô tương đối nhỏ, nên một số kiểm định sẽ được thực hiện để đảm bảo tín chính xác cũng như giá trị của các mô hình hồi quy. Có một điểm đáng chú ý là hiện tượng phương sai sai số thay đổi có thể xảy ra xuất phát từ những đặc điểm riêng của các NHTM. Để loại trừ hiện tượng này, kiểm định White được sử dụng để phát hiện và khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Ngoài ra, một số các kỹ thuật kinh tế lượng sẽ được sử dụng để tìm ra phương pháp phù hợp trong việc chạy các mô hình định

lượng đối với dữ liệu dạng mảng. Kiểm định Hausman, kiểm định Chow và kiểm định Langrange được sử dụng để so sánh việc sử dụng mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên và mô hình bình phương nhỏ nhất OLS.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 111 - 116)