- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là hệ số đo thời gian đáo hạn bình
2.1.2.2. Chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao
Kể từ cuối năm 2008 đến nay, nền kinh tế phải đối mặt với một số bất cập. Đó là chất lượng tăng trưởng không cao, năng suất và hiệu quả đầu tư thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, lạm phát biến động bất thường.
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM giai đoạn 2009-2014 (loại trừ các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC)
TT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Agribank 2.6% 3.75% 6.1% 5.8% 4.8% <5% 2 BIDV 2.82% <3% 2.96% 2.9% 2.37% 1.8% 3 Vietcombank 2.47% 2.83% 2.03% 2.4% 2.73% 2.3% 4 Vietinbank 0.61% 0.66% 0.75% 1.35% 0.82% 0.9% Nguồn: BCTC của các NHTM giai đoạn 2009-2014 và tác giả tổng hợp
Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM, biểu hiện rõ nhất là chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao.
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM giai đoạn 2009-2014 (bao gồm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC)
TT Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Agribank 2.6% 3.75% 6.1% 5.8% >6% >8% 2 BIDV 2.82% <3% 2.96% 2.9% >2.7% >3.5% 3 Vietcombank 2.47% 2.83% 2.03% 2.4% >3% >3% 4 Vietinbank 0.61% 0.66% 0.75% 1.35% 0.82% >1.5% Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu và tính toán
Tuy nhiên, những con số mà các ngân hàng đã công bố được rất nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh giá là chưa đáng tin cậy, con số thực còn cao hơn nhiều. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2013-2014, các NHTM đã thực hiện giảm tỷ lệ nợ xấu trên cơ sở bán lại các khoản nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Như vậy, về thực chất tỷ lệ nợ xấu của các NHTM là cao hơn so với các con số đã công bố, đồng thời xu hướng tăng dần tỷ lệ nợ xấu của các NHTM này là khá rõ nét trong giai đoạn 2009-2014.