- Bên cạnh đó, nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc góp vốn, mua cổ phần từ các NHTM Việt Nam, các NHTM cần tăng cường công
3.3. 3 Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động nói chung và năng lực hoạt động tự doanh nói riêng của các NHTM
tự doanh nói riêng của các NHTM
-Nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành: so với các NHTM của các nước có nền kinh tế phát triển thì công tác quản trị, điều hành của các NHTM Việt Nam hiện nay còn thua kém, do đó các NHTM trong nước cần nâng cao công tác quản trị điều hành ở tất cả các khâu như: tổ chức, nhân sự, quản trị tài sản và nợ, quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá v.v. tất cả những vấn đề trên là rất bức thiết, quan trọng nhằm tạo ra những định hướng đúng đắn để dẫn dắt các định chế tài chính hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
-Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế điều hành và quản lý nguồn vốn khả dụng đối với một số NHTM, đặc biệt là cơ chế quản lý vốn tập trung và điều hòa vốn nội bộ linh hoạt và hiệu quả hơn so với cách thức quản lý hiện nay. Bên cạnh đó, về mặt quản lý, cải thiện quản trị rủi ro thanh khoản (như hệ thống ALCO) cần được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc đối với các NHTM hiện nay để đảm bảo các NHTM có thể chịu đựng được cú sốc. Điều này dẫn đến việc nguồn vốn thanh khoản của toàn bộ hệ thống sẽ ổn định và hạn chế được những biến động khó lường, và trên cở sở đó tạo nên sự chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.
-Tăng cường năng lực tài chính của các NHTM: NHTM cần chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình trên một số phương diện chính như: vốn tự có, chất
lượng tài sản và khả năng sinh lời, giảm tỷ lệ nợ xấu tín dụng; trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính và tài sản có rủi ro; khi cho vay hoặc đầu tư mới phải thực hiện đúng quy trình cho vay và đầu tư, chấn chỉnh việc cho vay và đầu tư vào “những doanh nghiệp sân sau của ngân hàng”.
-Nâng cao năng lực tự doanh:
Các NHTM cần phải chú trọng phát triển hoạt động tự doanh trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu trên cơ sở quy định các hạn mức cụ thể cùng với cơ chế kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro phát sinh. Để thực hiện hoạt động này có hiệu quả, trước hết NHTM cần tách biệt giữa 2 mảng hoạt động là bộ phận phục vụ hệ thống và bộ phận kinh doanh (bộ phận tự doanh). Nếu có nhu cầu, cán bộ giao dịch tại bộ phận phục vụ hệ thống sẽ liên hệ với giao dịch viên tại bộ phận kinh doanh để hỏi giá và thực hiện đầu tư hoặc bán nếu thấy phù hợp, hoặc sẽ trực tiếp sử dụng trái phiếu tham gia vào các nghiệp vụ trái phiếu với NHNN hoặc với các TCTD như repo, cầm cố, chiết khấu v.v. Về phần mình, giao dịch viên của bộ phận kinh doanh sẽ có trách nhiệm tìm hiểu, nắm bắt và phân tích tình hình thị trường, đánh giá đối tác, nắm bắt được xu thế biến động và giá cả thực tiễn đang giao dịch. Giao dịch viên có thể chủ động mua và bán ngay lập tức (thực hiện môi giới) hoặc giữ lại để đầu cơ khi giá thay đổi.
Hoạt động tự doanh được thực hiện bằng cách tìm kiếm thặng dư giá cố gắng mua các trái phiếu được định giá thấp, nắm giữ chúng đến khi giá tăng và sau đó bán các trái phiếu này trước khi chúng đáo hạn để ghi nhận lợi nhuận. Để thực hiện hoạt động tự doanh trái phiếu có hiệu quả đòi hỏi cán bộ thực hiện tận dụng nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm tìm kiếm những trái phiếu có khả năng tăng giá trên cơ sở phân tích đầy đủ các yếu tố: Tình hình kinh doanh của chủ thể phát hành dẫn đến khả năng thăng hạng định mức tín nhiệm, làm giảm biên độ tín dụng; khả năng cắt giảm lãi suất thị trường; các sự kiện làm tăng giá trái phiếu như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp v.v.
Ngoài ra, trong điều kiện các cơ quản quản lý tại Việt Nam cho phép và ban hành đầy đủ hệ thống pháp lý về việc bán khống, các ngân hàng có thể thực hiện hoạt động tự doanh trên cơ sở việc bán trái phiếu mà ngân hàng chưa sở hữu, do đó
ngân hàng phải đi vay trái phiếu tương ứng trên thị trường với kỳ vọng sẽ mua lại với giá thấp hơn trong tương lai. Chiến lược này được áp dụng đối với việc đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng trong những trường hợp sau:
Tình hình kinh doanh của chủ thể phát hành dẫn đến khả năng xuống hạng định mức tín nhiệm, làm tăng biên độ tín dụng.
Khả năng tăng lãi suất thị trường.
Các sự kiện làm giảm giá trái phiếu như mua bán, sát nhập doanh nghiệp.