Đối chiếu kết quả phân tích mô hình với nội dung đánh giá về sự biến động và thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 122 - 124)

IV/ VIETINBANK

b. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu về chất

2.2.3.5. Đối chiếu kết quả phân tích mô hình với nội dung đánh giá về sự biến động và thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam

động và thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam

giai đoạn 2009 – 2014

và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng có xu hướng tăng, các NHTM đã tăng quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu. Xu hướng này là phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng (NPL) và quy mô tài sản ngân hàng (LAS) có quan hệ cùng chiều đối với quy mô về đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam (BONDA).

-Nếu xét riêng từng ngân hàng, trong những năm gần đây BIDV và Agribank (những NHTM có cơ cấu sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao) đang tập trung chiến lược tăng dần tỷ trọng nguồn vốn tập trung cho nghiệp vụ đầu tư kinh doanh trái phiếu (trong giai đoạn 2009-2014, Agribank đã tăng quy mô đầu tư gần 2.5 lần và BIDV tăng quy mô đầu tư gần 1.5 lần). Trong khi đó các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước giảm như Vietcombank thì lại thực hiện điều chỉnh giảm dần tỷ trọng trong tổng tài sản, còn ngân hàng Vietinbank cũng duy trì chiến lược giảm dần và ổn định tỷ trọng khoảng 14% trong tổng tài sản ngân hàng. Xu hướng này cũng phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy yếu tố cơ cấu sở hữu nhà nước (STATE) có quan hệ cùng chiều đối với quy mô về đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (BONDA).

-Trong giai đoạn 2009 - 2014 tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam có xu hướng giảm, cùng với xu hướng tăng dần tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng. Cụ thể, năm 2014 tỷ suất sinh lời đã giảm hơn 32% so với năm 2009. Xu hướng này cũng phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy yếu tố cơ cấu sở hữu nhà nước (STATE) và yếu tố tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng (NPL) cùng có quan hệ ngược chiều đối với tỷ suất sinh lời từ đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (BONDI). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2011, một số NHTM Việt Nam đã thực hiện chiến lược bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài, nhằm giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước (STATE) và tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOR). Điều này đã có tác động làm tăng tỷ suất sinh lời trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (đạt mức bình quân cao nhất là 0.126). Điều này phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy yếu tố cơ cấu sở hữu nước ngoài (FOR) có quan hệ cùng chiều đối với tỷ suất sinh lời từ đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM (BONDI). Tuy nhiên, áp lực từ việc tăng mạnh tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời với việc cơ cấu

sở hữu Nhà nước vẫn duy trì ở mức tương đối cao trong các năm tiếp theo đã gây áp lực làm giảm tỷ suất sinh lời từ đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại (BONDI).

-Trong giai đoạn 2009 – 2014, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, đồng thời thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu chính phủ nói riêng ở Việt Nam đã có những bước tiến mạnh về quy mô và chất lượng, trở thành kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và hỗ trợ các NHTM thực hiện chiến lược tăng dần quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu của mình. Xu hướng này là phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy quy mô phát triển của thị trường trái phiếu (BMARKET) có ảnh hưởng cùng chiều, trong khi sự tăng trường nền kinh tế (GGDP) có tác động ngược chiều đến đến quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu tại các ngân hàng thương mại (BONDA).

Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam có xu hướng giảm, cùng với xu hướng tăng dần của tỷ trọng dư nợ trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu Việt Nam và thường chiếm tỷ trọng lớn (hơn 96% tổng lượng trái phiếu được phát hành), bên cạnh đó là xu hướng giảm dần tỷ trọng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ của trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 1.5-2%GDP. Xu hướng này là phù hợp với kết luận rút ra từ phân tích mô hình cho thấy quy mô của trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu có quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư trái phiếu của NHTM trong khi mối quan hệ này đối với quy mô của trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu là cùng chiều.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 122 - 124)