Sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 165 - 167)

- Bên cạnh đó, nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc góp vốn, mua cổ phần từ các NHTM Việt Nam, các NHTM cần tăng cường công

3.4.1.1. Sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mạ

thống ngân hàng thương mại

Chính phủ cần xem xét sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam theo hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước và tăng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Cụ thể:

- Nếu duy trì tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở mức cao đối với các NHTM thì rủi ro đối với các ngân hàng này tăng lên rất mạnh vì kỷ cương giám sát của Chính phủ có tính chất buông lỏng hơn so với kỷ cương giám sát của cơ chế thị trường. Theo số liệu thống kê, các nước càng phát triển thì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong hệ

thống ngân hàng càng giảm, khoảng 25% ở các nước phát triển và khoảng 45% ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước đối với hệ thống NHTM cũng là một trong những chính sách nằm trong lộ trình tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam, căn cứ trên các thỏa thuận, cam kết mở cửa tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương đối với từng ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể và đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng.

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ của một ngân hàng, trong đó nhà đầu tư chiến lược nắm giữ không quá 30% vốn điều lệ nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư, đặc biệt từ các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Nếu cứ duy trì giới hạn thấp sẽ không đủ kích thích các ngân hàng nước ngoài thực sự đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược mà chỉ đóng vai trò nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời từ việc mua cổ phiếu của các NHTM Việt Nam.

- Hiện nay quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài không phải là quỹ đầu tư muốn mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ Đôla Mỹ; có kinh nghiệm hoạt động quốc tế; được các Tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi. Nếu qui định như trên thì chỉ có một số NHTM lớn nước ngoài sẽ lựa chọn mua cổ phần của một số ngân hàng cổ phần Việt Nam hoạt động hiệu quả. Như vậy, Chính phủ cần nới lỏng quy định này để toàn bộ các đối tượng nước ngoài khác như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư và các loại pháp nhân nước ngoài khác sẽ được mua cổ phần.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng và hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, đối xử bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính phủ cần đối xử và chấp nhận các ngân hàng như những tổ chức hoàn toàn độc lập nhưng điều tiết, giám sát họ theo những cách thức để tạo ra những động cơ khuyến khích đúng đắn và phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 165 - 167)