TRÁI PHIẾU CỦA NHTM VIỆT NAM 2.3.1 Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 124 - 128)

IV/ VIETINBANK

b. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu về chất

TRÁI PHIẾU CỦA NHTM VIỆT NAM 2.3.1 Kết quả đạt được

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-2014 đã đạt được những kết quả đáng kể như:

- Một là, về cơ bản hầu hết các NHTM Việt Nam đã có đầy đủ những điều kiện cơ bản cần thiết nhằm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu trong chiến lược hoạt động và phát triển của mình. Cụ thể:

+Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có một quá trình hình thành, phát triển trong suốt hơn 10 năm qua song song với thị trường cổ phiếu niêm yết. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) nói riêng đã có những phát triển về quy mô và chất lượng, trở thành kênh quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN), và hỗ trợ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM.

+Khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu liên tục được ban hành, chỉnh sửa hoàn thiện theo thông lệ thị trường quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường. Đồng thời, trong thời gian qua các cơ quan chức năng cũng thực hiện ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định cụ thể đối với hoạt động này của NHTM. Có thể nói với hệ thống pháp lý hiện hành, với cách tổ chức gắn kết chặt chẽ thị trường sơ cấp với thứ cấp, hệ thống trái phiếu ngắn hạn với dài hạn, cùng cơ chế đấu thầu, niêm yết, giao dịch, lưu ký, thanh toán được kết nối hoàn toàn, thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu Chính phủ nói riêng không chỉ là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách, mà đang dần tiến tới là một thị trường trọng điểm, làm cơ sở để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp như chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020 đã đề ra, với định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện và phát triển thị trường TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương trên cơ sở gắn kết giữa thị trường chào bán sơ cấp và thị trường giao dịch thứ cấp. Đây cũng là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tại các ngân hàng thương mại nói chung.

+Tính đến thời điểm Quý III/2013, tất cả các NHTM đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ theo quy định của NHNN Việt Nam. Ngoài ra, quá trình tái cơ cấu đã phần nào giúp cho hệ thống ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh. Các NHTM đang tiếp tục được tái cơ cấu hoặc sát nhập để giúp tăng quy mô, mạng lưới, tiết giảm chi phí và nâng cao năng lực quản trị, giúp ngân hàng sau sáp nhập trở thành những ngân hàng lớn mạnh và trút được nợ xấu.

hàng nhằm đáp ứng cơ bản những yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc hình thành và thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu.

+Đội ngũ cán bộ trực tiếp đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM có khả năng đảm nhiệm được việc tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Đối với một số nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh trái phiếu như tham gia giao dịch tại HNX (đấu thầu, giao dịch đặt lệnh trên hệ thống chuyên biệt v.v.) các cán bộ được yêu cầu phải tham gia đào tạo và có chứng chỉ hành nghề hoặc phải được cấp user (đối với hoạt động OMO).

- Hai là, cùng với việc tăng tổng tài sản ngân hàng, và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng cũng có xu hướng tăng thì quy mô đầu tư kinh doanh trái phiếu do các NHTM thực hiện cũng tăng theo, đồng thời ngày càng phát huy vai trò trong quản lý nguồn vốn khả dụng và tính thanh khoản của toàn hệ thống được an toàn và hiệu quả.

- Ba là, từng bước đa dạng hóa các loại hình trái phiếu nắm giữ trong danh mục đầu tư theo chiến lược cân đối phù hợp giữa tỷ trọng của các loại trái phiếu ít rủi ro như Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương v.v và các loại trái phiếu doanh nghiệp (trong giai đoạn hiện nay các NHTM thường duy trì ổn định với tỷ trọng 70%-30% tương ứng với từng nhóm trái phiếu trong danh mục đầu tư) nhằm nâng cao tính cạnh tranh và tăng thu nhập cho ngân hàng.

- Bốn là, NHTM Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ thông qua khối lượng giao dịch nghiệp vụ OMO.

- Năm là, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu có lãi, tình hình thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu tăng dần qua các năm, đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn thấp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

- Sáu là, nhìn chung hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu trong thời gian qua đã có sự thay đổi cơ bản từ “bị động” sang “chủ động hơn”. Cụ thể:

+Đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo lãnh và đấu thầu trái phiếu, thay cho việc tham gia gián tiếp qua công ty chứng khoán trực thuộc như trước đây. +Đã chủ động thực hiện chiến lược đa dạng hóa đối tác giao dịch, trực tiếp

liên hệ và thực hiện giao dịch mua bán thứ cấp với rất nhiều các đối tác khác, ngoài Công ty chứng khoán trực thuộc. Đây là các đối tác có tiềm năng mạnh và uy tín trên thị trường, bao gồm các NHTM, các công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm và các Quỹ đầu tư.

+Từ chỗ “bị động” trong hoạt động đầu tư – nghĩa là hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu chỉ được thực hiện khi ngân hàng có nguồn vốn nhàn rỗi sau khi đã đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế và cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng và thường nắm giữ đến ngày đáo hạn của trái phiếu, sang trạng thái “chủ động hơn” là đã gắn liền với việc xây dựng và thực hiện hoạt động này theo các kế hoạch, chiến lược đầu tư cụ thể được phê duyệt trong từng năm/quý/tháng.

+Số liệu thống kê trong thời gian qua cho thấy tỷ trọng bình quân loại hình kinh doanh (Trading) và loại hình trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn (HTM) đã có xu hướng tăng, đồng thời giảm dần tỷ trọng loại hình trái phiếu sẵn sàng để bán (AFS). Điều này cho thấy các NHTM đã tích cực thực hiện chiến lược chủ động, sẵn sàng mua bán trái phiếu trên thị trường, cân đối hợp lý hơn giữa các loại hình đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam đang có xu hướng giảm dần đối với thị trường sơ cấp và tăng dần trên thị trường thứ cấp (đối với hoạt động Outright – hoạt động mua bán hẳn). Điều này cũng thể hiện rõ sự chủ động trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng theo hướng tăng cường mua bán trên thị trường thứ cấp, chứ không chỉ giới hạn đầu tư trên thị trường sơ cấp và nắm giữ đến ngày đáo hạn.

+Cùng với việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn và tạo nên sự chủ động hơn trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Cụ thể, các ngân hàng có thể thực hiện 1 phần việc hạch toán, điều chỉnh, quản lý danh mục trái phiếu và nhiều nghiệp vụ khác liên quan đến đầu tư kinh doanh trái phiếu theo cách tự động, chứ không còn phải thực hiện thủ công và phức tạp như trước.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi cơ bản trong hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của các NHTM từ “bị động” sang “chủ động”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu và hiệu quả trong việc cân đối và quản lý nguồn vốn khả dụng toàn hệ thống

của các ngân hàng này.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)