Kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 41 - 42)

Việc phân tích, đánh giá rủi ro sẽ giúp công ty xây dựng được chiến lược và hệ thống kiểm soát rủi ro đủ mạnh để hạn chế các rủi ro có thể phát sinh. Việc thiếp lập một hệ thống kiểm soát rủi ro như vậy được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:

•Việc quản trị rủi ro trong hoạt động này còn được thực hiện bằng cách lập ra các hạn mức phù hợp cho từng loại rủi ro, từng dòng sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận kinh doanh và từng cán bộ giao dịch [47], [48]. Cụ thể:

- Hn mc giao dch vi đối tác hoc nhà phát hành trái phiếu: Hạn mức này thường được quy định theo độ tín nhiệm của đối tác hoặc nhà phát hành căn cứ theo những đánh giá phân loại hạn mức của các tổ chức đánh giá có uy tín như Moody, Standard and Poor hoặc Fitch. Một tổ chức được đánh giá phân loại càng tốt thì hạn mức được cấp sẽ càng cao. Hạn mức này giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro trong trường hợp đối tác hoặc nhà phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán đối với giao dịch trái phiếu.

- Hn mc ngt l (stop loss): Hạn mức ngắt lỗ (hạn mức lỗ) là mức lỗ tối đa mà một giao dịch viên (hoặc một tập thể) được phép lỗ trong đầu tư kinh doanh trái phiếu. Hạn mức ngắt lỗ phản ánh trực tiếp khả năng sẵn sàng chấp nhận rủi ro về đầu tư kinh doanh trái phiếu của một ngân hàng. Đây là hạn mức dễ bị vi phạm nhất bởi vì để tính được lãi lỗ của những giao dịch trái phiếu thì phải sử dụng giá thị trường liên tục đánh giá đối với những trạng thái đang phát sinh. Giá trái phiếu trên thị trường lại biến động liên tục theo thời điểm. Hạn mức lỗ được đặt cho từng giao dịch viên theo ngày, theo tháng, theo quý và theo năm.

- Hn mc đầu tư (Hn mc trng thái): Là tỷ trọng tối đa của từng loại trái phiếu trong tổng danh mục, tỷ trọng tối đa về khối lượng danh mục được phép đầu tư trong tổng nguồn vốn huy động đối với giao dịch viên (hoặc một tập thể) khi đầu tư kinh doanh trái phiếu. Hạn mức này giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát và tránh được rủi ro khi giao dịch viên (hoặc một tập thể) tập trung đầu tư kinh doanh quá nhiều vào lĩnh vực trái phiếu hoặc một loại trái phiếu nào đó.

•Các Ngân hàng thường xuyên sử dụng các mô hình toán thống kê để xây dựng các công cụ để đo lường rủi ro (sự biến động giá) của từng trái phiếu nói riêng và của danh mục đầu tư kinh doanh trái phiếu mà Ngân hàng nắm giữ nói chung khi có sự thay đổi của lãi suất. Các công cụ phổ biến bao gồm: (công thức xem phần Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)