2.1.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 69 - 70)

- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là hệ số đo thời gian đáo hạn bình

2.1.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

Ngày 06/05/1951, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp (đây cũng chính là ngày truyền thống hàng năm kỷ niệm thành lập của ngành ngân hàng Việt Nam).

Thời kỳ 1860-1990, ngành ngân hàng tách dần chức năng chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ và những định hướng cho hoạt đông ngân hàng hai cấp đã được hình thành.

Đặc biệt trong năm 1990, đánh dấu mốc quan trọng trong ngành ngân hàng là bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã được thành lập và hai pháp lệnh ngân hàng Nhà nước ra đời, chính thức chuyển cơ chế hoạt động của Ngân hàng Việt Nam thành hai cấp : Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng thanh toán, quản lý ngoại hối v.v. Các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

Năm 1991-1992, với sự tham gia của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng Liên doanh, các chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã làm sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đa dạng hơn.

Qua số liệu thống kê của NHNN, số lượng ngân hàng tại Việt Nam tính đến thời điểm 30/06/2015 bao gồm 03 ngân hàng thương mại nhà nước (được Nhà nước sở hữu 100% vốn), 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 02 ngân hàng chính sách, 01 ngân hàng hợp tác xã, 04 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng thương mại lớn nhất xét trên tổng tài sản là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xét trên tổng vốn điều lệ là Ngân hàng Công thương. Hơn một nửa trong tổng số các

NHTM cổ phần có quy mô nhỏ với tổng tài sản nhỏ hơn 50.000 tỷ đồng và vốn điều lệ nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng. So với các ngân hàng trong khu vực, quy mô các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn. (Xem phụ lục 3-8)

Trải qua nhiều thập kỷ ra đời và phát triển, các NHTM Việt Nam đã có những chuyển biến rất mạnh theo xu hướng hội nhập vào kinh tế quốc tế. Hoạt động ngân hàng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Những mặt đạt được của hệ thống ngân hàng này đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận. Bên cạnh đó, các NHTM cũng chịu sự chi phối rất mạnh mẽ từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời những bất cập trong hoạt động ngân hàng cũng chính là những tác nhân ảnh hưởng không tốt tới sự ổn định của nền kinh tế trong thời gian qua. Ngoài ra qua đánh giá sơ bộ, trong khoảng thời gian từ 2009-2014, hệ thống các NHTM Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể về quy mô tài sản, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì hệ thống NHTM cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém về khả năng cạnh tranh quốc tế, khả năng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn v.v. có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các NHTM này trong quá trình hội nhập quốc tế. Mặt khác, kể từ cuối năm 2008 đến nay, nền kinh tế phải đối mặt với một số bất cập. Đó là chất lượng tăng trưởng không cao, năng suất và hiệu quả đầu tư thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, lạm phát biến động bất thường. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, các chính sách kinh tế - tài chính – ngân hàng được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm phát, nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM, biểu hiện rõ nhất là chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu tăng cao.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 69 - 70)