Nghịch dị, “Một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tưởng, tiếng cười, sự phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách kì quặc cái huyễn hoặc với cái thực, cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái giống như thực với cái biếm hoạ.”[108;203], được thể hiện sinh động trong văn xuôi Việt Nam sau 1975. Nghịch dị, như đã thấy, không chỉ gắn với cảm hứng về cái phi lí. Nhưng ở những sáng tác thể hiện rõ cái phi lí, nghịch dị trở thành môtip ám ảnh, ẩn chứa cái nhìn sâu sắc về hiện hữu, sinh tồn. Nghịch dị phản ánh tâm trạng hoài nghi của con người, phản ánh bản chất phi lí của cuộc đời, một sự biện minh cho tính vô minh của thế giới trong nhiều tình huống thù địch, xa lạ.
Trong châm biếm (satire), cái khác thường là dụng ý tô đậm, khoa trương mặt tiêu cực, sự đối nghịch với cái tỏ ra có giá trị, nhằm hạ bệ, tống tiễn.
Còn nghịch dị như một biểu hiện của cái phi lí không mang ý nghĩa phê phán, mà là sự khẳng định tính không thuần nhất, cái xa lạ muôn thủa của cuộc sống đối với nhận thức của con người. Nghịch dị như thế cũng khác với cái kì ảo (fantastique). Kì ảo là một lôgic giả định toàn thể theo cái hư ảo, kì bí, huyền diệu, ở đó không có cái gì là phi lí cả.
Nhân dạng nghịch dị, những gương mặt oái oăm của sự sống đã mặc nhiên tồn tại trong quan hệ hiện thực trực tiếp của thế giới nghệ thuật như một lẽ thường hằng, chẳng thấy ai thắc mắc về sự có mặt của nó, và những diễn biến tự sự cứ thản nhiên như là định mệnh. Trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, nhân dạng nghịch dị có khi là kiểu nhân vật vô danh, có khi là những nhân vật khiếm khuyết, dị mọ và có khi là những “hoá thân” chua xót.
Kiểu nhân vật vô danh có thể là những con người không tên, hoặc được kí hiệu hoá, có khi bị xoá mờ đặc điểm nhận dạng về tiểu sử cũng như diện mạo hay tính cách. Tiêu biểu là trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Hồ Anh Thái. Con người trong Thiên sứ được mô hình hoá thành “Mô hình I”, “Mô hình II” và được quy loại thành “Homo A”, “Homo Z”. Cách gọi nhân vật là “người đàn bà công dân” cũng là một kiểu mô hình. ưu ái hơn là cái sự kí hiệu kiểu “Ph. – nhà thơ”. Lại có “người không mặt” mà “trên cổ là một khoảng trống mênh mông, không ranh giới với môi trường, hoà tan, giải tán, một vệt xoá không thương tiếc của chiếc giẻ lau vô hình”. Những mô hình hoá, kí hiệu hoá, đồ hoạ hoá... ấy nhốn nháo một cách phi nhân trong trò chơi sắp đặt của Phạm Thị Hoài. Phi lí biểu lộ sâu sắc từ cái nhìn của “tôi” về thế giới người, một chiều nhìn buồn rầu về sự sống tha hoá, đồ vật hoá đang diễn ra “hồn nhiên” mà không bao giờ được chính nó ý thức. Đến ngay bé Hon – Thiên sứ, một khoảng sáng lung linh nhân tính, cũng đến rồi đi như một “kí hiệu” mà nghĩa của nó không thể được hiện thực hoá cùng với
những “kí hiệu” không đồng loại. ở những tác phẩm khác của Phạm Thị Hoài như Man Nương, Hành trình của những con số, Kiêm ái, Người đoán mộng giỏi nhất thế gian... cũng đều xuất hiện những con người không tên, không rõ xuất thân, gia cảnh, tính tình... như thế. Các nhà Tiểu thuyết mới ở Pháp từng chủ trương phá huỷ nhân vật và tính cách. Nhưng sự thực là, mọi cố gắng tẩy trắng dấu vết, mờ nhạt hoá con người đã đem lại không phải sự vắng bóng của con người mà chính là “tình trạng vắng bóng con người”, một sự khái quát khác về sự sống mà trong nhiều trường hợp chính sự tẩy trắng ấy lại đem lại một sức khái quát mới, chưa từng có trong nghệ thuật truyền thống. Trong Tự sự 265 ngày (Hồ Anh Thái), ta thấy “võ sư”, “ông sử”, “bà sử”, cô Hồng được gọi là “cô Mĩ” vì “Em là người Mĩ nhưng em tên là Hồng”, “ông Số Một”, “bà Số Hai”, “cô Số Ba”, “chàng Số Bốn” , “ông phó”, “bà phó”, “Chín Triệu’, “Ba Triệu”, “Hai Triệu”, “Bóng Rổ”... chỉ thấy chữ “con người” viết hoa trong sự giễu nhại: “Nghệ sĩ về trong nước nói với bà con láng giềng phải nén nỗi đau riêng, chịu đựng đau khổ trong im lặng là phẩm chất Con người viết hoa, phải nén nỗi đau riêng mà rằng mình vẫn sung sướng nhiều sô diễn thu bộn tiền cát xê.” (Sân bay). Đó là sự phi lí giữa sự tồn tại của con người trong đời và hình ảnh của họ trong mắt người khác, hay cũng đồng thời là sự phi lí của chính sự tồn tại của họ.
Khiếm khuyết, dị mọ cũng là một kiểu của nhân dạng nghịch dị. Có khi là khiếm khuyết, dị mọ về thể chất, cũng có khi là khiếm khuyết về nhân cách, tâm hồn. Cún trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp tiêu biểu cho kiểu nhân dạng nghịch dị khiếm khuyết, dị mọ về thể chất: “Cún là tên chó không phải tên người. Đứa bé này thật cũng không phải là người, nó kì hình dị dạng, đầu nó to tướng, hai chân tay mềm oặt như chẳng có xương, chỉ hơi lệch trọng tâm là người nó ngã kềnh ra đất. Điều kì lạ là Cún có khuôn mặt đẹp lạ lùng.”. Nhưng Cún lại là một Con người thực sự theo nghĩa viết hoa
của từ này, duy nhất trong truyện. Cũng như bé Hoài trong Thiên sứ. Những phẩm chất con ngươi đích thực thường lại ngụ ở chính những kẻ khiếm khuyết, dị mọ. Trong Không có vua, lão Kiền, Cấn, Đoài, Khiêm, Khảm dù thể chất toàn vẹn, lại có học như Đoài chẳng hạn, nhưng mỗi kẻ mỗi cách đều quái gở về mặt nhân cách, tâm hồn. Chỉ có Tốn và Sinh, một tật bệnh và một yếu đuối, mong manh, đang là người trong xứ sở của Quỷ. ở cái gia đình đến bố chồng còn “bắc chiếc ghế đẩu, trèo lên nín thở ngó sang buồng tắm” để nhìn trộm con dâu tắm, thì cái “nhưng thương lắm” của Sinh tồn tại như một phi lí. Thế giới vô minh luôn có những điều bất ngờ.
Quyết định “không bao giờ trở thành đàn bà” nữa của Hoài trong Thiên sứ
là một phi lí, một biến thái của “hoá thân”: “Tụi lặng lẽ vào phũng tắm cụng cộng, đổ đầy nước chiếc chậu đường kính 60 phân, ngồi lọt trong chậu như thuở bé thường thế, và lập tức cảm giác bỡnh yờn dõng lờn trong búng tối mờ mờ khụng cửa sổ; chiếc chậu nhựa vốn ngày càng nhỏ theo mỗi lần sinh nhật tụi bỗng nguyên vẹn là 1 hồ nước mênh mông trong ký ức 3 tuổi không chút âu lo. Tôi thu cằm giữa 2 đầu gối, sung sướng thấy mỡnh cũn yờn ổn trong bụng mẹ, và thiếp vào giấc ngủ đẫm lời vũi nước hát ru. Giấc ngủ bào thai, tôi không muốn trở thành người lớn.”. Sự kiện Hoài tự đình sinh trưởng, mãi mãi ở tuổi 14 không gây thắc mắc cho mọi người: “bố mẹ thở dài, chấp nhận. Như chấp nhận một nghiệp chướng, hoặc một thói quen lạ đời.”. Những phi lí kiểu này đã bắt đầu nhuốm màu hài hước đen.