Thiên nhiên trong cảm quan mớ

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 62 - 65)

Chúng tôi quan niệm vẻ đẹp của thiên nhiên cũng là một biểu hiện của vẻ đẹp thân thể. Như C. Mác từng nói: “Về mặt thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con người, (...) Giới tự nhiên, cụ thể là giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con người – là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại.”[228;199]. Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên của mình với những triết lí thâm trầm về mối gắn bó cả về thể xác và tâm hồn của con người với cây cối trong tác phẩm Sống mãi với cây xanh. “Ông lão, cho đến lúc này, thực tình, đến nỗi

không còn đủ can đảm nhìn cái phần thịt xương đẽo ra từ cơ thể sống của một người thân yêu.” - Đó là nhà văn viết về tâm trạng của ông lão Thông, người làm nghề trồng cây, có khả năng giao cảm đặc biệt với cây cối, đất cát, khi cây sấu già bị đốn. Tiếng nói của cây cối từ sự giao cảm của ông lão mang đến những thông điệp nhân văn cho đời sống con người: “Các loài cây cối chúng ta, thay mặt cho thiên nhiên, sẽ trao đổi với những con người đang sinh sống trên mảnh đất này về vẻ đẹp của tâm hồn con người. Thành thị hiện đại và thiên nhiên - đấy là điều chúng ta quan tâm.”. Thiên nhiên, những không gian sống, luôn in dấu trong đời sống tinh thần của con người, gắn với những kỉ niệm buồn vui từ thủa ấu thơ cho đến khi tuổi già xế bóng. Thiên nhiên có mặt, chứng kiến và hiện thân trong những biến động của đời sống. Có khi là niềm vui chan hoà, cũng có khi là những nỗi buồn đau mất mát, những vết thương trong tâm hồn không thể nguôi ngoai. Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng là một trong những tác phẩm cho thấy mối kết giao đẹp đẽ giữa thiên nhiên và sự sống con người. Trong tác phẩm này, tác giả đã nhiều lần miêu tả khu vườn (khoảng 10 lần). Hình ảnh khu vườn luôn xuất hiện cùng với những thời điểm chuyển biến của câu chuyện. Mọi biến động bi kịch của gia đình ông Bằng đều diễn ra trong không gian khu vườn ấy. Câu chuyện bắt đầu từ mùa lá rụng và khép lại cũng vào mùa lá rụng. Thiên nhiên đã hiện lên như một nhân vật mang tín hiệu thẩm mĩ tạo nên vẻ đẹp của toàn bộ tác phẩm. Vẻ đẹp thuần thục, dịu mát của Hoài và Phượng hài hoà với vẻ đẹp của khu vườn. Lý thì xa lạ: “Dừng lại dưới bóng cây, nhìn thấy người phụ nữ nông thôn đang vun đất quanh cây quất mới trồng, Lý có một giây bỡ ngỡ, xa lạ. (...) Sau mấy ngày cuốn mình trong vui chơi ồ ạt, náo động, Lý vừa bắt gặp một nhịp điệu khác hẳn – nhịp điệu êm ả, thư thái của khu vườn.”. ở thời điểm diễn ra đổ vỡ, khu vườn được miêu tả: “Mùa thu ấy quạnh quẽ và lê thê trong mưa rây đầm đìa ướt khu vườn đã qua mùa rậm lá. Mùa thu ấy càng

nhuốm màu thê thảm vì mất mát đã xảy ra, rồi càng trở nên thê thiết hơn vì nỗi lo sợ phấp phỏng về những mất mát kế tiếp có thể đến. (...) Khu vườn nhạy cảm với thời tiết và xúc động của những người chủ, đã vào buổi giao thời...”. Khu vườn xuất hiện trong phần kết: “Mùa rụng lá trong vườn cây sắp qua, tuy vẻ tiêu điều của nó thì còn ở lại trên cây một thời gian lâu nữa. Vẻ sầu thương của cảnh quan cũng như khía cạnh bi đát của cuộc sống là hiện thực và dễ hiểu, nhưng hình như con người luôn luôn muốn phủ nhận chúng...”. Như vậy, khu vườn vừa tạo ra không gian của truyện, vừa biểu hiện nhịp đi của thời gian. Vận động của truyện gắn liền với vận động của thiên nhiên. Thiên nhiên giao hoà cùng hạnh phúc lẫn khổ đau của con người: “Những đêm bên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đau. Một lần khi đang bơi bên anh, Chinh thấy chóng mặt, cô ôm lấy vai anh thở dốc. Dòng sông chợt ngừng chảy, im phắc lắng nghe cô, rồi bỗng trào lên những ngọn sóng reo vui, nhảy nối nhau loan báo cho các loài thuỷ tộc biết điều hạnh phúc thiêng liêng. Quanh họ, có những con cá bay lên khỏi mặt nước như một mảnh trăng con lấp loá.” (Nguyễn Quang Thiều, Mùa hoa cải ven sông). Dòng sông ôm vào lòng nó những hận thù cay nghiệt, trở thành nơi nương náu cho những số phận khổ đau và cũng chính dòng sông đã nuôi dưỡng, làm sống dậy tình yêu, sự sống nhân bản. Sông chảy trôi và lắng đọng với cả cay đắng lẫn ngọt ngào. Thiên nhiên vừa bao dung vừa khắc nghiệt, vô sự mà chất chứa, xoa dịu mà khơi gợi, giản dị mà kì bí... Tính đa trị trong quan niệm về thế giới cũng được thể hiện rõ nét ở vẻ đẹp của thiên nhiên.

Với tư cách là thân thể của con người như thế, thiên nhiên dễ dàng trở thành những biểu tượng nghệ thuật. Vẻ đẹp của thiên nhiên được nhân lên trong sự đa dạng, phong phú của hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong các tác phẩm. Cái mới mẻ trong văn xuôi đổi mới sau 1975 cũng được tạo nên bởi sự

mới mẻ của những biểu tượng thiên nhiên qua một cảm quan đã thay đổi. Tuy nhiên, nói như Nguyễn Minh Châu trong Sống mãi với cây xanh: “Mặt đất tự trang điểm bằng biết bao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nhưng trước hết, bao giờ mặt đất cũng tự trang điểm cho mình bằng những Con Người.”. ở đây, bước đầu chúng tôi đi vào phân tích vẻ đẹp thân thể của con người, nhất là thân thể người phụ nữ với hai điểm nhấn: vẻ đẹp phồn thựcvẻ đẹp tính dục.

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w