Từ cao cả thuần khiết, đơn trị sang đời thường phồn tạp, đa trị

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 31 - 39)

Hệ giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong quan niệm nghệ thuật, phản ánh lí tưởng thẩm mĩ của thời đại. Sau 1975, văn học mà đặc biệt là văn xuôi đến

khoảng giữa những năm 80 đã vận động theo một mô hình lí tưởng, quan niệm thẩm mĩ khác trước. Điều đó cũng có nghĩa là hệ giá trị thẩm mĩ cũ không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại đã được thay thế bằng một hệ giá trị thẩm mĩ mới. Vận động này là đòi hỏi tất yếu của lịch sử.

Hệ giá trị thẩm mĩ của văn học cách mạng 1945 – 1975 mang tính cao cả thuần khiết, đơn trị. Đặc trưng này cũng xuất phát từ đòi hỏi tất yếu của lịch sử. Hệ giá trị cao cả thuần khiết, đơn trị phù hợp với nhu cầu của một dân tộc đang trong cuộc đấu tranh sống còn để giữ gìn độc lập, tự do. Trong bối cảnh lịch sử – xã hội đặc thù thời chiến, giá trị cộng đồng, tập thể lấn át giá trị cá nhân, cá nhân tìm thấy giá trị của mình, khẳng định mình trong lí tưởng chung. Giá trị cá nhân đồng nhất vào giá trị lớn lao của Tổ quốc, nhân dân, cách mạng… Nhận định về hệ giá trị trong văn học cách mạng, Trần Đình Sử viết: “Nhìn chung văn học cách mạng đã phát huy cao độ ý thức về hệ thống giá trị văn hoá cộng đồng mạnh mẽ, cao thượng, giàu tính chiến đấu, lạc quan, yêu đời… Hệ thống giá trị văn hoá cá nhân (nhiều khi bị nhận lầm là “chủ nghĩa cá nhân”!), văn hoá giải trí, hưởng thụ chưa có điều kiện phát triển và thừa nhận hay ít ra là chưa được đánh giá cao.”[348;306]. Cái cao cả thuần khiết chi phối, quy tụ và chuyển hoá mọi giá trị thẩm mĩ khác tạo nên tính đơn trị của hệ hình giá trị sử thi.

Đến thời kì đổi mới sau 1975, phù hợp với vận động của lịch sử – xã hội từ thời chiến chuyển sang thời bình, chịu sự tác động và đòi hỏi của quy luật kinh tế thị trường, thích ứng với nhu cầu đa dạng hoá của tiếp xúc, giao lưu trong thời mở cửa, một hệ giá trị thẩm mĩ mới đã được hình thành trong văn xuôi. Đó là sự chuyển đổi từ hệ giá trị cao cả thuần khiết, đơn trị sang hệ giá trị đời thường phồn tạp, đa trị.

thức thẩm mĩ. “Văn học nào cũng hướng con người tới một thế giới vĩnh cửu, soi sáng cuộc đời trong viễn cảnh của các giá trị bất diệt, vĩnh hằng"[348;289]. Nghĩa là văn học thời nào, ở đâu thì cũng thể hiện những khát vọng giá trị mà người nghệ sĩ hướng tới, từ những vấn đề cụ thể của đời sống thực tại. Đời sống thay đổi, tất nhiên khát vọng ấy cũng đổi thay. Hệ giá trị của đời sống đã không còn như trước, hệ giá trị thẩm mĩ trong ý thức nghệ thuật tất yếu phải biến đổi. Thực tế mối quan hệ giữa văn học và đời sống, văn học và công chúng trong những năm sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước đã cho thấy sự lệch pha giữa quan niệm giá trị trong ý thức nghệ thuật với nhu cầu thẩm mĩ của xã hội đang chuyển mình mạnh mẽ. Và phải đến khoảng giữa những năm 80 của thế kỉ XX, cái đẹp trong văn xuôi mới có được một sức sống mới, mang hơi thở của đời sống tinh thần xã hội trên một chặng đường có tính bước ngoặt.

Các cây bút văn xuôi khao khát được cắt nghĩa, lí giải đời sống trong trạng thái phồn tạp vốn có của nó. ở đó, mọi điều đều có thể, các giá trị phải được trải nghiệm qua nhiều trạng huống khác nhau của đời sống trước khi biến thành thứ ánh sáng chân thực trong lòng người đọc. Các giá trị tiêu cực xuất hiện dày đặc, ở nhiều sắc thái. Bởi vì hệ giá trị trong quan niệm của người nghệ sĩ đã trở nên đa chiều, đa dạng cho nên chúng thể hiện trong cấu trúc kí hiệu đa nghĩa, nhiều khả năng tiếp nhận. Quan niệm giá trị thường không tồn tại như những tuyên ngôn trực tiếp, thuần khiết, nên không dễ để trả lời thẳng thừng cho các câu hỏi “Cái đẹp trong mỗi tác phẩm sau là gì?”: Bức tranh, Cỏ lau, Bến quê,

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng là gì (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Mặt trời mọc trước lúc rạng đông (Dương Thu Hương), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),

của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phương), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ),

Tướng về hưu, Cún, Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày (Hồ Anh Thái),… Nghĩa là thông điệp giá trị trong khao khát của người nghệ sĩ đã không còn giản đơn truyền đi theo đường thẳng, không còn là những biểu tượng sạch sẽ được đặt lên bục cao, và quá khác so với những bài tuyên truyền trên loa phóng thanh, chỉ bởi vì họ thầm lặng mà ráo riết tôn chỉ theo một nguyên tắc: khám phá đời sống từ mọi góc cạnh, chiều kích ở phương diện đời thường của nó. Những gì thuộc tồn tại xã hội, những quan hệ ứng xử giữa người với người, giữa con người với xã hội, với tự nhiên vốn đã hết sức phong phú. Đời sống tinh thần, ý thức và vô thức, lí trí và bản năng, tâm linh… càng là vô tận. Cho nên, cái giá trị được chưng cất bởi sự phồn tạp của chất liệu đã trở nên biến hoá khôn lường, rất khó để nắm giữ đến cùng. Đó là chưa kể đến quan niệm không ai nói lời cuối cùng, kể cả tác giả lẫn độc giả. Khi những cái tiêu cực xuất hiện trong văn bản nghệ thuật không có nghĩa rằng đó là biểu hiện của cái nhìn đen tối, tuyệt vọng đối với đời sống. Trên thực tế phê bình, ngộ nhận về bản chất của quan hệ giữa tư tưởng thẩm mĩ với biểu hiện hình tượng đã từng xảy ra không ít. Ngay đối với Nam Cao, người ta đã từng cho rằng ông “tự nhiên chủ nghĩa” khi tả Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn đến thế. Người ta cũng đã từng phản ứng tại sao Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh lại nhiều chết chóc hãi hùng, điên loạn đến vậy; tướng Thuấn (Tướng về hưu) sao lại nói tục, vv… Thế thì con bò của lão Khúng (Phiên chợ Giát, Nguyễn Minh Châu) có đẹp không? Chắc chắn là không thể “xem” con bò của lão Khúng bằng con mắt của chủ tịch Bời, hay như Nghị Quế “xem” giống vật giữ nhà được rồi. Sự nhầm lẫn giữa hình tượng và ý nghĩa, giữa ý nghĩa cục bộ và nghĩa chỉnh thể đã được nhiều người cảnh báo.

tạp đã được đặt vào trong một hệ quy chiếu thẩm mĩ mới, không còn là cái nhìn đơn chiều, đơn diện, vì thế những giá trị nhân sinh đã hiện hình trong tính đa trị cố hữu của nó.

Tuy nhiên, đời thường phồn tạp, đa trị không có nghĩa là các giá trị cao cả của cuộc sống con người được thay thế bằng cái hỗn tạp, “phi lí tưởng”. Các giá trị đều có quyền tồn tại và thể hiện những khát vọng khác nhau của sự sống con người. Phạm Thị Hoài, một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi thời kì đổi mới, đã từng gây nhiều tranh cãi khi phản ứng với ý thức rập khuôn của chủ nghĩa hiện thực cổ điển và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhà văn này giễu nhại chủ nghĩa hiện thực cổ điển: “Lúc sắp cặp lồng cơm, anh cố đoán không biết cô kĩ sư chăm đọc sách hôm nay sẽ có món gì trong cặp lồng, mặc dù đối với cô, chỉ Balzac khác Tolstoi, Tolstoi lại khác Goethe, rặt tác giả cổ điển, cổ điển thế càng tốt, dễ chịu hơn thơ không vần, còn thịt, cá, hay trứng, tuốt tuột đều là đạm, đều là cái cớ, người sao mà dễ nuôi.” (Hành trình của những con số); và giễu nhại chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa: “Cỏi tờn sỏch, cũng như anh chàng Pavel, gợi cảm giác xa lánh nơi tôi, như xa lánh hết thảy những gỡ tỏ ra mạnh mẽ mà khụng cuồng dại. Lời tuyờn bố của anh ta về cỏi chết; “... để đến khi nhắm mắt xuôi tay, khỏi thấy mỡnh sống hoài sống phớ...” đó sổ 1 nột tàn nhẫn phõn cách đời sống và cừi bờn kia, đặt 1 câu hỏi vô lí về ý nghĩa cuộc đời.”; “Hai cuốn sách quyết định bộ mặt tinh thần của cả 1 thế hệ. Con đẻ của thế hệ ấy, không thành những Ruồi Trõu thỡ thành Pavel Kortshagin, đi đứng, nói năng, tư duy, sống và yêu đương trong bộ đồng phục tinh thần may sẵn, hiệu Voynich hay Ostrovsky. (…) “Tôi khước từ thế hệ ấy, không chỉ bằng lễ rửa tội vĩ đại năm 14 tuổi. Tôi khước từ quan hệ họ hàng với những nhân vật xa lạ kia, khước từ những sản phẩm confection may hoàng loạt. Có những thế hệ may mắn – hoặc bất hạnh hơn, ai biết? – ra đời trong những đồng phục tinh thần khác.” (Thiên sứ). Đánh giá một

cách khách quan, đây là một thái độ phản ứng tất yếu trong dòng vận động của quan niệm thẩm mĩ thời đổi mới. Đúng như nhận định: “Văn học Việt Nam đương đại đang đứng trước một khúc ngoặt: đó là nền văn học phát triển trong bối cảnh thời bình, với những mối quan tâm hàng đầu là cuộc sống xã hội, mà không còn chỉ là, hay chủ yếu là vận mệnh dân tộc.”[430;163]. Nhưng cũng phải khách quan mà thấy rằng sự “khước từ”, chối bỏ gay gắt này chỉ đúng đối với ý thức xơ cứng, giáo điều, rập khuôn trong diễn biến hậu kì của quan niệm theo nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực cổ điển và sự vận dụng duy ý chí, tách rời tính lịch sử cụ thể của quan niệm sáng tác chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đánh đồng giữa cái thoái hoá với những giá trị gốc lại là điều nên tránh. Nếu như quan niệm theo như cách mà Phạm Thị Hoài đã bộc lộ ở trên có nghĩa thì nó chỉ góp phần lên tiếng, dọn đường cho sự xuất hiện các giá trị cá nhân, cá thể, chấp nhận sự tồn tại của những cái nghịch dị, phi lí mà không phải là sự “mất giá” của những giá trị cao cả. Tấn trò đời, Chiến tranh vào hoà bình,

Phaoxtơ mãi là những kiệt tác tầm cỡ thế giới, không thể phủ nhận dù bất cứ lí do nào. Ruồi Trõu hay Pavel Kortshagin có những giá trị tự thân mà vẻ đẹp của lí tưởng ở họ thời nào cũng cần. Những giá trị cộng đồng, những cái vĩ đại, siêu việt bao giờ cũng cần cho cuộc sống, cũng như những giá trị cá nhân, những cái nhỏ bé, đời thường cần được tôn trọng. Đa dạng chân chính phải là thế. Thực tế văn xuôi Việt Nam sau 1975 cũng đã chứng tỏ điều đó.

Hệ thống giá trị thẩm mĩ đời thường phồn tạp, đa trị trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 là hệ quả của quá trình thoát khỏi ý thức quần thể chính trị, hình thành ý thức văn học đại chúng. Văn học Việt Nam 1945 –

1975 vận hành theo ý thức quần thể chính trị. ý thức quần thể chính trị trong văn học chiến tranh cách mạng là một sự lựa chọn mang tính lịch sử và đã đem lại đặc trưng thẩm mĩ mới, chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc trong suốt ba mươi năm. Con người quần chúng, vẻ đẹp cao cả của chủ nghĩa

anh hùng lãng mạn là sản phẩm của ý thức thẩm mĩ quần thể chính trị. Tuy nhiên, trong sự xơ cứng, giáo điều hoá của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, ý thức quần thể chính trị đã tự bộc lộ những giới hạn lịch sử của nó. Tình hình văn học Việt Nam khoảng mươi năm đầu sau 1975 chứng thực cho một nhu cầu bức thiết phải giải thể ý thức quần thể chính trị. Đại hội VI của Đảng với đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Nghị quyết 05 với tư tưởng “cởi trói” cho văn nghệ đã tạo ra một “cú hích” lớn làm lung lay cái ý thức quần thể chính trị đã lỗi thời. Đây cũng là quy luật vận hành chung của văn hoá, văn nghệ ở những nước xã hội chủ nghĩa trên con đường hiện đại hoá trong thế kỉ XX như Nga, Trung Quốc và Việt Nam.

Nhà lí luận văn học Trung Quốc Tiền Trung Văn phát biểu rằng “khi ý thức quần thể chính trị liên tục bị giải thể, lại hình thành cực nhanh loại ý thức mang đặc trưng quần thể khác, có điều đây là loại ý thức quần thể thẩm mĩ, cũng chính là ý thức thẩm mĩ văn học đại chúng.”[422;168]. Vận động này của văn học Trung Quốc hiện đại cũng diễn ra tương tự như ở văn học Việt Nam với độ song trùng khá sít sao.

Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế thị trường, ở Việt Nam đã hình thành một nền văn hoá đại chúng. Văn học với tính đại chúng cũng đã xuất hiện. Tính đại chúng của văn học từ thời đổi mới bộc lộ ở “tính thương phẩm”, “tính tiêu dùng”, “tính thế tục”, “tính thông tục”, “tính phục chế” và “tính lưu hành rộng rãi”[422;171]. Tính đại chúng của văn học đổi mới khác với tính đại chúng của văn học chiến tranh cách mạng. Văn học chiến tranh cách mạng vươn tới tính đại chúng ở mục tiêu “phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu”, “hướng về đại chúng, trước hết là công nông binh”[294;49-52]. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tính đại chúng của ý thức quần thể chính trị như thế đã tỏ rõ sức mạnh tập hợp, đoàn kết nhân dân chung sức vì nhiệm vụ cụ thể trước mắt. Nhưng

sau 1975, ngay cả khi cơ chế kinh tế thị trường chưa xuất hiện thì văn học đã gặp phải tình trạng ghẻ lạnh của công chúng. Đại chúng hoá theo ý thức quần thể chính trị đã không còn phù hợp với sự vận động tất yếu của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá thời bình. Bước vào thời kì đổi mới, tính đại chúng của văn hoá - văn học gắn liền với quy luật của kinh tế thị trường đã trở thành một trong những điểm thay đổi quan trọng khiến cho văn học, nhất là văn xuôi “đã thể hiện tính dân chủ rộng rãi của hứng thú thẩm mĩ, nó đã thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của quảng đại dân chúng, thể hiện mức độ tự do cực lớn của ý thức thẩm mĩ và độ rộng do những thay đổi lớn lao của ý thức thẩm mĩ tạo ra.”[422;171]. Một hệ quả của tính đại chúng là sự phân hoá của quan niệm văn học và thị hiếu thẩm mĩ của độc giả từ đơn nhất chuyển sang đa dạng. Sự đa dạng hoá thẩm mĩ của văn xuôi như vậy chịu sự tác động của phân hoá đại chúng.

Sự đa dạng của quan niệm văn học, thị hiếu thẩm mĩ của độc giả trong bối cảnh văn hoá thời kinh tế thị trường đã được kích hoạt tích cực với sự mở rộng giao lưu đa dạng văn hoá, văn học, tư tưởng triết học, mĩ học,… nước ngoài, nhất là phương Tây hiện đại. Văn học xuất hiện tính đa khuynh hướng, đa dạng hoá cái nhìn và thể nghiệm nghệ thuật. Bên cạnh những sáng tác “bác học”, người ta còn chấp nhận sự tồn tại của văn chương thông tục. Nhà văn và độc giả ngày càng có được hành lang rộng rãi hơn, tự do hơn trong sáng tạo và thưởng thức.

Các giá trị thẩm mĩ trở nên đa dạng trong bối cảnh văn hoá - văn học với những tác động, chi phối đa dạng của quy luật phát triển của xã hội hiện đại. Sự đổi mới không chỉ là cái mà nhà văn chủ động khắc phục những mặt khuyết thiếu của văn học trước 1975 (mặc dù trong thời điểm “phản sử thi” ý thức này là cần thiết và tất yếu sẽ xảy ra), mà còn là sự vận động tự thân

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w