Thân thể tính dục

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 69 - 75)

Vẻ đẹp thân thể trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 còn là vẻ đẹp đậm màu tính dục. Vẻ đẹp tính dục không trực tiếp gắn với nhu cầu “sinh nở”, “truyền giống”, mà gắn với nhu cầu về hưởng thụ khoái cảm tính giao. Theo Đỗ Lai Thuý, “hiện nay người ta chia giao hợp ra thành hai loại: giao hợp để truyền giống và giao hợp để giao hợp, nghĩa là để tìm lạc thú. Loại giao hợp thứ hai này thường bị tôn giáo (lớn) và đạo đức lên án, nhưng một sức mạnh vô thức bắt tất cả những động vật có vú đều ham muốn, đều không bị đạo đức thuyết phục. Địa hạt có tính vũ trụ này làm con người thật sự bình đẳng với nhau vì người giàu có nhất và kẻ nghèo khổ nhất cũng đều có khoái cảm như nhau. Chính loại thứ hai này mới đẻ ra nghệ thuật.”[398;162-163]. Vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ trong văn xuôi đổi mới sau 1975 đặc biệt tươi tắn, gợi cảm chính ở hoạt động tính giao “để tìm lạc thú”, “khoái cảm”. Đặc điểm phồn thực trên cơ thể người phụ nữ mang tính thẩm mĩ cao khi nó gắn với tình dục – tình yêu. Một vấn đề đặt ra là: Có phải sự nảy nở của vẻ đẹp phồn thực trong văn xuôi đổi mới xuất phát từ sự “cởi trói”, giải toả ức chế của những cấm kị, ràng buộc của đạo đức khắc kỉ thời chiến? Tình dục trong văn học thời chiến và tình dục trong văn học thời bình khác nhau chính ở diện mạo văn hoá của tình yêu. Văn học lại hay nói đến chuyện phóng khoáng, “dễ cho”, “dễ nhận” của tính giao trong thời chiến. Chu Lai từng viết: “Thói quen chém giết đã chuyển hoá không tự biết thành thói quen tình dục. Hai thói quen mang hai ý nghĩa rất trái ngược nhau nhưng lại hỗ trợ bổ sung cho nhau tưởng như là một.”, và Thu – cô giao liên xinh đẹp đã “tự nguyện” với Tuấn một cách hết sức “tình cờ”, chỉ vì: “Thấy Tuấn khổ quá, ngày mai lại lao vào chỗ chết nên… nên tôi không nỡ. Mà cũng tại Tuấn cơ. Người gì mà tàn bạo, tôi… tôi không thể cưỡng…”, rồi cả Hai Hùng và Ba Sương cũng đã làm “chuyện ấy” trong tình thế éo le dưới hầm (Ăn mày dĩ vãng). Đó không phải là sự buông thả bản năng, hay trạng thái bất cần, mà là

đặc thù của tình yêu trong thời chiến, một tình yêu với gương mặt bất thường, đau khổ, thiện nguyện thiêng liêng. Còn thời bình thì khác, trình độ văn hoá, trong đó có cả văn hoá yêu đương, mà sâu xa là quan niệm xã hội và nhu cầu sống trọn vẹn, thuận theo quy luật tự nhiên của con người đã khiến tình yêu với ý nghĩa đầy đủ, bình thường của nó, trở thành yếu tố then chốt mở cánh cửa thầm kín dẫn vào thế giới của hoan lạc tính giao nhân bản. Vẻ đẹp thân thể được Ma Văn Kháng lột tả hết sức tinh tế, đặc sắc qua mối quan hệ tình dục và tình yêu giữa Tự và Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú:

“Bồn chồn giữa những hồi ức đang hiện hình mờ mờ tỏ tỏ, anh đặt tay lên eo chị, liền nghe tiếng bật mở giòn giã nôn nóng của hàng cúc bấm. Ngực chị trần tươi mởn, man mát mùi bẹ cau và ngồn ngột, sống động hai bầu vú căng tròn. (…) Anh đến với chị không phải chỉ là bản năng. Đây là sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn. Sự hoà hợp phi thực. Y như cảm giác đê mê khi anh chạm vào cặp đùi âm ấm đầy đặn và áp mặt vào khuôn ngực mẩy mang bát ngát như một cánh đồng mầu mỡ của chị.

Chị đã khoả thân hoàn toàn. Thân thể chị khi không áo quần mới thật đẹp. Đẹp hữu hình mà như ảo mộng. Vì những khối hình tròn trặn, những đường nét căng lượn ở chị cứ lay động, mập mờ, chực tan biến và đòi hoà nhập làm một với anh. (…) Cả hai mừng rỡ ập vào nhau. Môi cắn môi, ngực gắn ngực. Bốn cánh tay như vòi cuốn chặt lấy nhau. Nhất định không để một kẽ hở xa cách, cả hai quấn riết nhau sung sướng rít lên đắc thắng man dại. Nhập vào với nhau làm một là một lạc thú vô biên, là một đam mê vô tận. Nhất là khi vượt qua khỏi sự chênh lệch, bộ phận này không lấn át bộ phận kia. Êm ả. Nhịp nhàng mà vẫn nồng nẫu, mạnh mẽ như bản chất của dục tình.”

cái vòng tròn trùng khít nhau.” (Chọn chồng). Tự đã không thoả mãn được Xuyến, không đồng hành được cùng vợ mình trên con đường đi đến tột độ của hạnh phúc chăn gối. Và thế là Tự lâm vào tình cảnh bi kịch. Phát giác vợ ngoại tình, làm tình với Quỳnh ngay trong căn gác nhà mình, anh tự an ủi mình rằng đó chỉ là quan hệ xác thịt, thuần tuý nhục dục, để rồi chính anh lại tự thấy rằng mình lầm… Khi nhà văn lách sâu ngòi bút của mình vào những ngõ ngách sâu kín, bí ẩn của đời sống bình thường, anh ta đã đụng phải một nguồn chảy dào dạt vô tận, chằng chịt những chi lưu, nhằng nhịt những kết nối, bè bối. ở đó, đạo đức và phi luân, thắng và bại… thật vô thường. Trong Phố, Chu Lai cũng đã tô đậm vẻ đẹp thân thể của Thảo (nở nang, thăn lẳn, căng mẩy, nóng hôi hổi…) với dụng ý khắc sâu cái trớ trêu trong sự lãnh cảm, bất hoà xúc cảm tình dục với Nam. Chỉ vì Thảo không thể dứt ra được mối ám ảnh vô thức từ sự đụng chạm thân xác với một kẻ xa lạ. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma

(Nguyễn Khắc Trường), bà Son đẹp đẽ biết bao và cũng ê chề, đau đớn biết bao, mà đỉnh điểm cũng là chuyện bà phải “chịu trận” cái sự “bào trơn đóng bén”, hai bàn chân “ngón cái và ngón trỏ quắp lấy hai ngón chân cái của bà, chắc như ông vẫn bắt vít! Những đợt sóng từ trên cao dội xuống, dội xuống…” của ông Hàm, khi chính bà đang tràn trề nhựa sống hồi xuân. Đúng như Nhã trong Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà) suy ngẫm: “Tình dục mà không có tình yêu chỉ là sự mãi dâm”. Trong Thời xa vắng của Lê Lựu có đoạn kể về chuyện ái ân giữa Sài và Châu: “Quên hết mọi sự, anh nhanh nhẹn quay lại giữ lấy khuôn mặt đang tươi cười sung sướng và áp khuôn mặt lạnh giá của mình, đôi môi khô se của mình trùm lên hàm răng trắng bóng đang cười ấy. Cái phút trở ngại lớn lao đã qua rồi, hai cánh tay anh ghì siết chặt lấy tấm lưng tròn lẳn của em, cả hồ nước, cả cây cối, cả khách sạn Thắng Lợi bên kia lung linh ánh sáng đều chao đảo nghiêng ngả, không thể nào buông lơi, không thể nào kìm giữ nỗi khát cháy của cả hai con người tràn đầy sức lực. Cho đến khi

các ghế đá, gốc cây xung quanh đã hết bóng người, cô gái hỏi trong hơi thở gấp gáp như đã nghẹt lại: “Có thích không?” Tất nhiên là người con trai gật đầu và để rồi từ giờ phút này họ không phải nói năng bóng gió, dò xét nông sâu.”. Cái câu hỏi “Có thích không?” của cô gái kia chính là dấu hiệu của một quan niệm về sự hưởng thụ khoái cảm nhục dục đấy thôi.

Vẻ đẹp tính dục chỉ có thể có được khi thân thể không chỉ là xác thịt mà còn là tâm hồn, xúc cảm. Các bức chân dung thân thể tuyệt đẹp, sống động được các nghệ sĩ thể hiện đầy đam mê cũng là những bức hoạ mang chiều sâu tâm hồn, xúc cảm. Những bộ phận được chú ý nhằm tạo nên cái thân thể ngoài thân thể ấy thường là đôi mắt, giọng nói, nét cười. “Chị” không chỉ mê hoặc em bằng vẻ đẹp thể xác, mà còn ở cái thần thái: “Mỗi khi nói, chị thường hơi líu ríu, líu ríu nhưng giọng lại rung lên trong ấm lạ thường. Khi chị cười, mà chị thường luôn cười, tất cả trên người chị đều cười, miệng cười, mắt cười, đôi mắt đen cong lên, tóc và tai cũng cười theo” (Nguyễn Bản, ánh trăng). Vẻ đẹp của Bướm còn là vẻ đẹp “thăm thẳm một chiều sâu tâm hồn”, với “cặp cặp mắt có đôi nhãn cầu lớn, óng ánh màu mật ong”, với “Rất sang là cái miệng cười hoa, phô hàng răng đẹp nuột nà, chuốt bóng.” (Ma Văn Kháng, Cái bướm tung tăng). Nụ cười đã khiến Hai Hùng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nữ tính của Hai Hợi: “Hợi cười to, răng trắng nhưng nhức. Quái lạ! Người gì nói thì khồ khồ mà cười lại thanh đến thế, như tiếng cười của một cô gái hoàn chỉnh. Nhìn toàn thể thì đàn ông nhưng nhìn tách ra từng bộ phận thì lại là đàn bà. Anh cũng cười theo bởi sức lây lan không thể cưỡng lại được.” (Ăn mày dĩ vãng). Quả là: “Đối với văn học, thân thể là thân thể sống, nó không giản đơn là thân xác, xác thịt. Trong con người sống, thân thể thấm nhuần tâm hồn. Chỉ xác thịt không phải là thân thể người, tính dục cũng không phải thân thể người. Chỉ có cảm xúc tâm hồn mới biến thân thể thành ngôn ngữ.” [350].

chiều sâu tâm hồn, xúc cảm được biểu hiện thành trạng thái ái kỉ (narcissism). Đây là dấu hiệu đáng lưu ý về con người cá nhân và ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam, khi ý thức về KỉTha đã đến độ tự giác mạnh mẽ. Vẻ đẹp thân thể của Lý (Mùa lá rụng trong vườn) đã được khắc hoạ với “một sự ứ trệ của dục vọng gắn chặt với cái Tôi”, một kiểu ái kỉ “thứ phát”, “hướng vào bản thân”[426;12]: “Trong gương, bây giờ một cô gái mình trần, đẹp mỡ màng. Gương tầu, soi rất thật mặt, mà lại như soi một người khác, một thiếu nữ đã nảy nở chín muồi, hoàn thiện về thể chất và sắc đẹp. Lý rất có ý thức về sắc đẹp được trời phú bẩm của mình, chị hướng sự chú ý tới cái đẹp thiên về bề ngoài, và ít lâu nay bỗng nảy sinh một khoái cảm mới: ngắm mình gần như khoả thân trước gương mỗi sớm mai trở dậy. Như giờ đây, chị yêu thích vẻ sắc sảo, hài hoà của mỗi đường nét trên mặt mình, và làn gương theo thế đứng mỗi lần thay đổi của chị, lại một lần hiện lên đến táo bạo những nét hình uyển chuyển như biến ảo, khiến chị ngợp trong kiêu hãnh và thân hình như nở bung vì đã tới tột đỉnh của hài lòng. Chị cười với mình trong gương. Chị đưa con mắt lá dăm tình tứ liếc mình trong gương. Chị yêu thích làn da trắng hồng mơn mởn thanh tân và nhiều lúc xoa vỗ bắp tay bả vai, bộ ngực hừng hực sức sống của mình, chị rơi vào trạng thái đê mê nhục cảm.”. Nhan sắc ở trạng thái ái kỉ thường đặt con người vào ranh giới mong manh giữa tính tích cực của ý thức tự tin về vẻ đẹp, phẩm giá với tính ích kỉ, sự tha hoá nhân cách. Sao trong Giai nhân của Nguyễn Thị Thu Huệ, Xuyên trong Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh là những trường hợp như thế.

Cũng cần phải thấy rằng, phồn thực và tính dục nhiều khi rất khó tách bạch. Có thể bắt gặp nhiều trang viết vô cùng sinh động về vẻ đẹp phồn thực, trong ý thức về hưởng thụ khoái cảm giao hợp, ở nhiều tác phẩm khác như Bến không chồng (Dương Hướng), Đùa của tạo hoá (Phạm Hoa), Chọn chồng (Ma Văn Kháng)… Lên tiếng về tính dục gắn với tình yêu, vẻ đẹp

phồn thực, nhục cảm mà thanh khiết, thánh thiện đến thiêng liêng của người phụ nữ trong hoan lạc tính giao nhân bản, đó là một trong những điểm quan trọng làm nên đặc trưng thẩm mĩ mới của của cái đẹp trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.

Văn xuôi Việt Nam sau 1975 ngày càng trở nên phồn tạp. Miêu tả vẻ đẹp của thân thể cũng vậy. Chỉ có một bảo hiểm duy nhất cho nhà văn là khát vọng thẩm mĩ, những thông điệp nhân bản đích thực đúng với thiên chức của nghệ thuật khi anh ta dấn bút tới vùng nhạy cảm này. Vẻ đẹp thân thể thiên nhiên hay vẻ đẹp phồn thực, đậm màu tính dục của thân thể người phụ nữ cũng đặt ra vấn đề phát triển trình độ tiếp nhận, quan niệm đúng đắn, tiến bộ về những giá trị thẩm mĩ chân chính từ phía người đọc. Sự lựa chọn tự nhiên của văn hoá - thẩm mĩ hiện đại tự nó sẽ đưa ra lời phán xét cho những lầm lạc, xa rời với bản chất nhân văn của sự sống con người.

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w