Cái hùng trong hoà phối mớ

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 90 - 95)

Cái hùng trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 thể hiện mối liên hệ bản chất đối với cái bi. Đó là tính cao cả của hành động và quá trình khắc phục những mâu thuẫn gay gắt, có khi là không thể điều hoà, bằng chính những mất mát, hi sinh thường là không tránh khỏi. Mâu thuẫn ấy, theo Pospelov là tính mâu thuẫn nội tại tích cực của chất anh hùng trong đời sống, biểu hiện ở "Sự thể hiện của những xu hướng lớn mang tính chất dân tộc – tiến bộ trong những hành động cá nhân riêng lẻ với tất cả sức mạnh hạn chế của nó”[324;171]. Pospelov cũng đã chú ý đến liên hệ giữa tính kịch và chất anh hùng: "Tính kịch, cũng như chất anh hùng, nảy sinh do những mâu thuẫn trong đời sống thực tại của con người, không chỉ đời sống xã hội mà còn cả đời sống riêng tư. Những tình thế đời sống mang tính kịch căng thẳng khi những khát vọng và những nhu cầu xã hội hoặc cá nhân của con người trở nên đặc biệt đáng kể, và đôi khi cả bản thân đời sống của con người bị đặt trước nguy cơ thất bại hoặc chết chóc do những sức mạnh bên ngoài, độc lập với ý thức và ý chí của họ."[324;177].

Nguyễn Minh Châu từng nổi tiếng với những hình tượng anh hùng trong giai đoạn sáng tác trước 1975, đến những năm 80, trong tác phẩm của ông vẫn xuất hiện những con người anh hùng. Chỉ có điều, cái anh hùng đã được nhìn nhận, cắt nghĩa khác trước. Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Lực trong Cỏ lau,… là những anh hùng. Phải chăng sự “giải thiêng” trong quan niệm của Quỳ về Hoà chính là sự chuyển biến trong trong quan niệm của nhà văn về cái anh hùng: “Trong lúc mọi người bàn tán, thương tiếc, kể ra bao nhiêu công đức, thành tích và nết tốt của anh ấy thì tôi, tôi chỉ nghĩ đến những tật xấu, thì anh ấy lại mới hiện ra và đi về phía tôi, xích lại gần với tôi,

như là một con người bằng xương bằng thịt.”. ở Quỳ, có sức mạnh của lí trí sáng suốt, minh mẫn, mạnh mẽ đến quyết liệt và cũng chính ở Quỳ là một người đàn bà mộng du, lang thang trong những miền kí ức. Và nếu Quỳ là một anh hùng, thì những nỗi đau dội lên trong chị từ những mất mát hi sinh của những người thân yêu có làm giảm đi vẻ đẹp nơi chị? Nỗi đau của Quỳ trước cái chết của trung đoàn trưởng sở dĩ lớn đến thế cũng là bởi quan niệm về anh hùng – thánh nhân đã nhường chỗ cho quan niệm về người anh hùng – trần tục khi đã không còn cơ hội để hiện hữu thành con người bên chị. Những mất mát lớn lao bởi nó không thể bù đắp, nỗi đau không thể xoa dịu vì bất cứ điều gì, dù con người thiện nguyện hi sinh. Lực trong Cỏ lau là một anh hùng và cũng là người mang nỗi đau như thế. Và anh vẫn cao thượng, đẹp đẽ trong nỗi đau của mình khi từ chối “tái hợp” cùng Thai. Nguyễn Minh Châu, người tiên phong trong công cuộc đổi mới, cũng chính là người sớm có tư tưởng hoá giải cái hùng của văn học cách mạng 1945 – 1975.

Nguyễn Vạn trong Bến không chồng của Dương Hướng có phải là một anh hùng? “Chẳng gì thì Nguyễn Vạn cũng là lính Điện Biên chiến thắng trở về. Dấu tích oanh liệt trên chiến trường là vết thương trên bả vai và một ống chân bị gẫy, làm bước đi của Nguyễn Vạn cứ tập tễnh. Từ nhỏ Vạn đã là đứa trẻ đầy dũng khí đếch coi cái chết là gì, lúc bị thương ngoài mặt trận máu chảy đẫm cả áo quần đau điếng mà Vạn vẫn cố cười. Vạn cười rống lên để khỏi khóc. Vạn cười đến khi ngất xỉu lúc nào cũng không biết nữa.”. Dũng khí của Nguyễn Vạn do bản tính gan lì bẩm sinh hay do ý thức về lí tưởng, sự quên mình cao cả? Chỉ biết, người anh hùng – thánh nhân ấy đã thảm bại đau đớn trong đời thường, nhất là khi số phận xô đẩy anh đến với tình yêu của Hạnh. Nhiều người đã mất đi cái danh hiệu anh hùng (kiểu thánh nhân!) khi họ không thoát khỏi những biểu hiện trần tục. Tám Tính trong Ăn mày dĩ vãng

tuyên dương anh hùng”.

Từ hiện tại mà dõi cái nhìn vào quá khứ để tái hiện lại hiện thực với chiều sâu ý thức, cả vô thức của con người, Chu Lai đã tô đậm chân dung anh hùng của Hai Hùng không chỉ bởi những hành động cao cả, mà quan trọng là ở những trạng thái xung đột trong ý thức con người này, xung đột giữa dũng cảm, can trường và yếu đuối, sợ hãi, giữa vị tha và ích kỉ, giữa niềm vui và nỗi buồn… Xung đột ấy ở Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh được đẩy đến mức bạo liệt hơn cũng là bởi Bảo Ninh ngập chìm hoàn toàn vào dòng tâm tưởng của nhân vật, từ đó tái hiện được đến tột độ những trạng thái mâu thuẫn kịch liệt của ý thức con người này. Những nhân vật trên, cùng với Tuấn trong Không phải trò đùa của Khuất Quang Thuỵ, Quy trong Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Sư già và ông đại tá về hưu trong Sư già chùa Thắm và ông đại tá hưu

của Nguyễn Khải… đã tạo nên bản hợp ca mới về chủ nghĩa anh hùng. Mất mát, đau thương không phải cái đích cuối cùng của những tác phẩm ấy, nó chỉ có tác dụng khắc hoạ chân thực, sâu sắc hơn những phẩm chất phi thường của những con người bình thường cũng như tô đậm sự đắt giá của đức hi sinh. Trong Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, sư già nói với ông đại tá khi kể về quá khứ đầy biến động của mình: “Chúng ta đều là những người của thế gian nên biết rất rõ những trói buộc của thế gian.”. Và cũng trong lời kể của ông, hoà thượng Thích Quảng Đức với hành động tự thiêu chấn động một thời toả sáng vẻ đẹp anh hùng trong đau đớn: “Trong đơn độc, trong thầm lặng ngọn lửa yêu nước của ông vẫn bền bỉ bốc cháy, bất chấp mưa to gió lớn, không cần một ai cổ vũ, tiếp tay, cũng không cần có ai biết, có thể mãi mãi không một ai được biết ngoài cái người đã tới giao nhiệm vụ.”. Cũng chính Nguyễn Khải triết luận thế này về cái anh hùng: “Đã đành cái thế giới này được làm nên bởi những tên tuổi lừng lẫy của các danh nhân và anh hùng. Nhưng những người không có tên, những người vô danh nhưng tài năng rất lớn, tính

cách siêu phàm, họ không có tên vì họ không thích trưng tên họ ra. Hoặc sự nghiệp còn dang dở, hoặc vì những cảnh ngộ nào đấy mà tên tuổi của họ chỉ được một số rất ít người biết đến, những người ấy có thể có những cống hiến gì nhỉ? Tôi ngờ rằng chính họ là vầng hào quang mãi mãi phát sáng từ trong đám đông, từ trong nhân dân đã quyết định ý tưởng và hành vi của các danh nhân và anh hùng.” (Nguyễn Khải, Những năm tháng yên tĩnh).

Đó là những anh hùng gắn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong giai đoạn 1945 - 1975. Nhưng cũng có khi, nhà văn trượt xa hơn về quá khứ lịch sử để thể nghiệm suy tư của mình về người anh hùng. Nguyễn Huy Thiệp đã hết sức táo bạo trong cái nhìn về người anh hùng Đề Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế hồi đầu thế kỉ XX (Mưa Nhã Nam): “Tôi không chắc ông Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám, tức Hùm xám Yên Thế trong lịch sử có giống ông Đề Thám mà tôi kể không? Còn ông Đề Thám như tôi biết (tôi biết rõ ông ta): ông ta là một anh hùng, cũng là một người nhu nhược.”. Khi đồ Hoạt nói “Anh là một tên thi sĩ ma vương! Anh làm sao tránh được danh hiệu đáng sợ ấy! Anh đã làm những điều mà bọn văn chương suốt đời thèm muốn. Chúng không làm sao biến được ngọn bút của chúng thành ngọn giáo hay cái câu liêm!”, Đề Thám đằm mình trong suy tư: “Sẽ phải khởi nghĩa thôi; phải đấu tranh bằng số phận; Trăm năm trước cũng thế trăm năm sau cũng vậy; Ta phải dấn thân, phải đốt lửa; Ngọn cờ ta phất lên là giá trị cuộc đời; Bác Cả, cuộc chiến này thật khốn nạn; Bác có chối cũng chẳng được; Làm người chỉ có một lần; làm người thật khó…”. Đề Thám hiện lên đầy ưu tư, nhà văn đã cho thấy trong con người anh hùng những xáo động, day dứt về cuộc đời, về giá trị sống, ý thức về chính mình: “Đề Thám khác người là ở thần thái, ở tinh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng, nếu có kể thêm thì đấy là sự buồn nản thất vọng về phẩm cách con người nói chung thỉnh thoảng lộ ra ở khoé nhìn vô hồn nơi ông.”. Để lột tả con người bên

trong của anh hùng, Nguyễn Huy Thiệp đã để Đề Thám chìm trong mưa rừng, ở đó: “Tất cả đều đẩy con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân chính nó. Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, thúc thủ trong phần sinh linh vừa bé mọn, vừ cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: là ai? đi đâu? thế nào? làm gì? tiến đến đâu? bao giờ thành tựu? bao giờ kết thúc?”. Nguyễn Xuân Khánh đẩy cái nhìn xa hơn vào lịch sử dân tộc thời Hậu Trần đầu thế kỉ XV, để khai thác bi kịch lịch sử trên những thân phận cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Trần Khát Chân và đặc biệt là Hồ Quý Ly, được tái hiện qua những cái nhìn khác nhau. Những phẩm chất anh hùng ở những nhân vật này đã được phân tích trong sự đào sâu vào những tình huống nghặt nghèo, mà ở vào đó con người đã không khỏi đau đớn, giằng xé trong những lựa chọn. Vì quyền lực và khát vọng đổi thay, ta thấy Hồ Quý Ly đã đau khổ tột cùng khi phải bức tử con rể Thuận Tông, đẩy con gái Thánh Ngẫu vào cảnh goá bụa, để cháu ngoại trở thành mồ côi cha… Và rốt cục, cô đơn bao trùm thân phận người hùng.

Như vậy, trong sự thay đổi mang tính lịch sử của hệ thống giá trị thẩm mĩ, cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã có những biến đổi quan trọng. Khi ý thức về con người cá nhân bùng phát, các giá trị được quan niệm trong tính phồn tạp, đời thường thì hình tượng cao cả thiêng liêng, thần thánh hoá con người đã được hoá giải. Từ những con người anh hùng trong hai cuộc kháng chiến gian khổ mà oanh liệt trước 1975 cho đến những nhân vật của quá khứ xa xưa đều hiện lên chân thực hơn, toàn diện hơn. Cái cao cả, nhờ vậy cũng giàu sức lay động, lan toả. Nhân vật có thể vượt lên được hoặc không, nhưng chắc chắn độc giả đã có được những tình huống tự cải biến, nâng cao tầm vóc, khắc phục tính hữu hạn của mình để vươn tới những giá trị hằng tồn.

Chương 3

CÁC HÌNH THÁI CỦA CÁI BICÁI CẢM THƯƠNG

TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975

3.1. Cái bi

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w