Yếu đuối, thuần thục và mạnh mẽ, “bất kham”

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 58 - 62)

Nhà văn của chúng ta đã đứng ở một vị thế văn hoá mới để thể hiện cái đẹp. Người ta không còn vướng bận nhiều với những gián cách bảo hiểm cho sự tồn vong của cái đẹp. K. Marx từng nói: “đối tượng của tôi chỉ có thể là sự khẳng định một trong những sức mạnh bản chất của tôi, nghĩa là chỉ có thể tồn tại đối với tôi giống như sức mạnh bản chất của tôi, tồn tại đối với tôi với tính cách là năng lực chủ quan, vì cảm giác của tôi đạt tới trình độ nào thì ý nghĩa của một đối tượng nào đó đối với tôi (nó chỉ có ý nghĩa đối với cảm giác phù hợp với nó) cũng đạt tới đúng trình độ ấy.”[227;137]. Sức mạnh của cá thể nghệ sĩ đã mang một bản chất khác trong đời sống tinh thần của xã hội thời mở cửa. Người ta dám nhìn thẳng vào sự thật, sự thật của đời sống gồm cả sự thật của tồn tại thân xác và của tinh thần, tâm hồn của “tha nhân” và tâm hồn của “tôi”. Bản lĩnh nghệ thuật được thử thách đến cùng trong cái phồn tạp nhân sinh. Khi cái đẹp được đặt trong những tình huống thảm bại của bi kịch, cảm giác về nó đã ở một trình độ khác, mĩ cảm đã ở một trình độ khác. Khi đó, cái đẹp qua cái nhìn đa trị, phồn tạp được hiển hiện thành những tính chất đối cực đa dạng: yếu đuối, thuần thục – mạnh mẽ, “bất kham”.

Những đối cực đẹp kiểu này thường được mô tả cùng với môtip số phận bất hạnh. Trong cái nhìn số phận, cái đẹp vừa là quyền uy trong sự tươi tắn sống động không ngờ, vừa là nạn nhân, phải nếm trải những thất bại, đau đớn trong vòng quay vô thường của tạo sinh. Các nhân vật chính các tác phẩm

chồng, Chị Thiên của tôi (Ma Văn Kháng), Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh)… đều tuyệt đẹp và bất hạnh. Vẻ đẹp của Ngô Thị Vinh Hoa (Phẩm tiết) thấm đẫm chất kì ảo, xuất chúng, huyền bí (và hàm chứa cả sức mạnh cao cả). Từ khi Vinh Hoa chào đời, “trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, toả ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có bày tràng hoa quấn cổ, xoè lòng tay ra thấy có viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ “thiên mệnh”.”. Vẻ đẹp của nàng được tô điểm bởi quyền năng siêu phàm, mặc nhiên có uy lực khắc trừ cái xấu. Vẻ đẹp ấy khuynh đảo cả các bậc đế vương, khiến vua Quang Trung “thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm tay”, vua Gia Long thấy Vinh Hoa thì “xây xẩm mặt mày”, “thở dài, ngã quay ra đất, ngất lịm đi”. Vinh Hoa hội tụ đủ cả “bốn gương mặt vẻ đẹp” theo như quan niệm của Platon: “thân thể, đạo đức, trí tuệ và tuyệt đối."[146;12]. Vinh Hoa – cái đẹp, phiêu dạt trong cuộc bể dâu, thấu hiểu, ngạo nghễ và đau khổ. Trong truyện của Ma Văn Kháng, Seo Ly (Kẻ khuấy động tình trường), Quý (Chọn chồng), Thiên (Chị Thiên của tôi) đều tuyệt đẹp. Ma Văn Kháng miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ như những phẩm chất tự nó, đầy sức mạnh quyến rũ, tràn trề sinh lực và bao giờ cũng là tâm điểm, là mắt bão, trung tâm của sóng gió cuộc đời, một thứ gió xoáy kinh thiên động địa có thể cuốn phăng mọi thứ đạo mạo giả hiệu, để lộ ra những bản thể người trần tục, đủ cả hỉ, nộ, ái, ố. “Cơn rừng động, đất rung khởi sự từ nàng”, đó là Seo Ly: “Không còn là một thiếu nữ măng tơ, không, hoàn toàn không còn là măng mới nhú, trăng mới mọc, nụ mới hé. Seo Ly đã là một thiếu phụ viên mãn trọn vẹn. Vóc dáng nàng đã thuần thục, đã nảy nở hết độ. Mỗi chi tiết trên cơ thể nàng đã được đào thải, gạn lọc, chọn tuyển và bây giờ định hình như những tuyệt phẩm của tạo hoá. Nổi bật trên cơ thể nàng là khuôn hình eo hông mượt mà và bầu ngực tràn trề sinh lực phồn thực. Chúng uyển chuyển khi nàng bước đi. Và cùng hoà phối với chúng, mắt nàng biếc xanh

màu núi lung liêng, môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc, gợi tình. Nàng là sản phẩm chín nục của yêu đương mê mệt, của đàn ông háo sắc và các cơn đắm dục chứa chan. (…) Và nàng, rõ ràng đường nét da thịt, rõ ràng bụng tròn hông nở như một thực thể đàn bà, mà thần thái lại quái kiệt yêu kiều, như từ huyền thoại cổ tích đi ra.”. Vẻ đẹp của Quý: “mẩy mang, ăm ắp đường nét nữ tính. Mặt tròn phính, mắt đen, sáng rỡ, cằm chẻ, ngực bụ, vai hẹp, hông nở, chân cao”. Vẻ đẹp của Thiên: “Ngoài bốn mươi tuổi rồi mà vẫn đẹp. Lại càng đẹp. Eo thon, ngực nở, vai tròn, kín đáo, ý nhị, kìm nén mà vẫn cứ rừng rực gợi tình. Mắt đen láy. Mi dưới có chấm đen nốt ruồi đón lệ!”. Và họ đều là những người bất hạnh. Mã Đại Khương, gã quét chợ dị mọ cũng mê mẩn Seo Ly, nói: “Hồng nhan bạc mệnh! Nàng là số phận của cái đẹp ở trên đời!”. Cái đẹp – Seo Ly trải qua bao cơn vùi dập, qua tay nhiều người đàn ông, đều là những người có quyền lực, có vai vế trong xã hội. Seo Ly bất hạnh vì nàng đẹp, nàng làm khuấy đảo mọi thứ nơi nàng có mặt cũng bởi nàng đẹp: “hoá ra nàng đã đánh đổ ba bí thư huyện uỷ, bốn trưởng phòng cấp huyện, và mười chủ tịch, bí thư xã” và cuối cùng là ông “thường vụ tỉnh già”. Nàng được tôn vinh, chiều chuộng, nâng niu và nàng cũng đã phải bao phen ê chề, điếm nhục, đến mức bị lột truồng bêu giữa phố huyện. Trong lúc ê chề tột bực ấy, Seo Ly “ngượng ngùng”, “Mắt nàng đẫm lệ và ngơ ngác”. Cái đẹp, ngay cả khi trần trụi, thương tâm nhất vẫn không được bảo trợ bởi “đạo đức” của những kẻ vẫn được trọng vọng. Duy nhất có gã quét chợ, kẻ vẫn bị khinh miệt, lại có được hành động nhân tính: “Nó gạt hàng súng CKC tua tủa quanh nàng, chạy vào và cởi phăng cái áo đại cán của nó, khoác lên vai nàng, che bớt tấm thân loã lồ của nàng.”. Cái đẹp, cùng những gì diễn ra xung quanh nó, thường nằm ngoài sự ước thúc của suy lí chính thống. Và càng ở vào những tình huống bi kịch, cái đẹp càng bung nở và “bất kham”. Trong Chọn chồng, Quý lấy phải Kiến – một kẻ lưu manh, thô bạo. Chồng đi tù, Quý một mình

nuôi con. Quý đến với Tốn và nhận thấy “Đây mới là tình yêu của ta.”. Đúng vào lúc sự thay đổi có thể xảy ra, Quý có thai 2 tháng với Tốn, có thể li dị chồng để đến với tình yêu đích thực của mình thì chị lại hành động theo bản năng của người vợ, người mẹ. Kiến mãn hạn tù, Quý vẫn sống với Kiến, tiếp tục sinh con, mọi chuyện lại chảy trôi mà không đột biến, hay là đột biến theo một nghĩa khác. Chị Thiên (Chị Thiên của tôi), ngoài bốn mươi tuổi, không chồng, không con. Xế bóng vẫn không gặp được người đàn ông nào đàng hoàng. Đến khi gặp người đàn ông mình yêu, chỉ là anh thợ nề với những câu hát nghêu ngao mê hoặc, thì anh ta là người đã có vợ. Thiên bị đánh ghen, bị rạch mặt và bỏ đi tu. Túc trong Xưa kia chị đẹp nhất làng của Tạ Duy Anh là hiện thân cho vẻ đẹp hoàn hảo, thuần thục của người phụ nữ á Đông, và cũng thật bất hạnh. Vẻ đẹp của Túc: “Ngày ấy, chị túc xinh lắm. ở vào tuổi mười tám chị tươi rói như một bông hoa. Với thân hình thon thả, bờ vai của chị tròn trịa, lẳn trong chiếc áo màu nâu tươi. Không biết bao nhiêu cặp mắt si mê đã đậu vào đó. Không biết bao nhiêu lời mây gió đã thoảng qua.”. Nghịch lí là thế, đó là “ngày ấy”, “xưa kia”. Chiến tranh, Túc sống với những lời hứa hẹn của những chàng trai lên đường đánh giặc, vượt qua bản năng nhục dục để chối bỏ Hào, kẻ hèn nhát, cơ hội trốn tránh nghĩa vụ. Hoà bình, trớ trêu thay, những chàng trai ưu tú không trở về, Hào, bằng cách lấy con một ông quan to đã đeo lon thiếu tá. Cái đẹp mòn mỏi, úa tàn đi. Chị Túc lang thang đi tìm tin tức về những người lính của mình, tình cảnh éo le đưa chị đến với anh thương binh nặng, chị có con, anh thương binh chết, chị trở về làng và chấp nhận sống giữa miệng lưỡi thế gian độc địa. Người ta chỉ còn thấy chị là một người đàn bà chửa hoang, “Không ai còn nhớ xưa kia chị Túc xinh đẹp và tài đảm nhất làng.”. Sự “bất kham” của cái đẹp được thể hiện rõ nét trong những tình buống bi kịch. Cái đẹp phá vỡ mọi lề thói, để sống chân thực trong dòng đời chảy trôi, phồn tạp, viên miễn. Cái đẹp không thoả hiệp, và chung thân với phai tàn,

nghiệt ngã, xô bồ của cuộc đời bằng cả sức mạnh bí ẩn, bất diệt của nó. Ngô Thị Vinh Hoa, Seo Ly, Quý, Thiên, Túc, đều không chịu đánh mất mình trong những kết cục cay đắng, thương tâm. Văn xuôi nở rộ, cái đẹp bừng nở đa sắc, cay đắng và ngọt ngào đủ cả, nhưng đích thực là hoa của sự sống đang thao thức hướng đến những chân trời nhân văn.

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w