Châm biếm và hài hước 1 Châm biếm (satire)

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 153 - 154)

4.1.3.1. Châm biếm (satire)

Khi trình bày quan niệm về đặc trưng thẩm mĩ của cái hài, chúng tôi đã đề cập đến sự phân biệt giữa châm biếmhài hước.

Về phương diện tình cảm thẩm mĩ, khi sự mỉa mai trở nên kịch liệt và chuyển thành sự châm chọc cay độc, chế giễu một cách phẫn nộ và tố cáo công phẫn, khi đó sự miêu tả thấm đượm cảm hứng châm biếm. Châm biếm mang tính phủ định rõ nét. Cho nên, cái cười châm biếm "là cái cười rất sâu sắc và nghiêm túc”. Gogol từng viết: “Cái cười hệ trọng và sâu sắc hơn người ta tưởng rất nhiều. Đó không phải là cái cười sinh ra do nỗi bực dọc chốc lát, do những tính khái cáu kỉnh, bệnh tật; cũng không phải cái cười dễ dãi tiêu khiển vu vơ giải trí của người ta, mà là cái cười... đào sâu vào đối tượng, buộc nó phải bộc lộ rõ ra những gì nếu thiếu một sức mạnh xuyên thấm qua nó, thì nó sẽ trôi tuột đi và những điều nhỏ nhặt và trống rỗng sẽ không làm cho người ta kinh sợ.”[324;195].

Tiếng cười châm biếm mang mang bản chất xã hội sâu sắc. Cái mà tiếng cười châm biếm hướng đến không phải "một người hay một sự kiện riêng biệt mà là nhằm vào những đặc điểm chung, tiêu biểu của đời sống xã hội được bộc lộ qua các con người hoặc sự kiện riêng biệt đó"[324;196]. Bối cảnh xã hội, thực trạng nhân sinh thời kinh tế thị trường nảy sinh vô vàn những tiêu cực, đặc biệt là tình trạng tha hoá, suy thoái đạo đức. Trong bối cảnh đời sống văn hoá mới, cảm hứng phê phán trong văn xuôi tỏ ra rất mạnh mẽ. Sự đa dạng của đối tượng cần lên án, phê phán cũng chính là một trong những cơ sở tạo nên sự đa dạng của tiếng cười châm biếm. Tuy nhiên, hiệu quả thẩm mĩ cũng như sức mạnh của châm biếm không phụ thuộc vào đối tượng phê phán, phủ định mà lại bộc lộ ở những thủ pháp gây cười. Thủ pháp châm biếm ở các

tác phẩm khác nhau cũng hết sức đa dạng. ở đây, chúng tôi tập trung phân tích hai dạng châm biếm tiêu biểu: lột mặt nạbiếm hoạ.

Một phần của tài liệu Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? (Trang 153 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w