Xây dựng chương trình đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁTTRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH – VPBANK

2.3.2.1.Xây dựng chương trình đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

Trong nền kinh tế tri thức, khác với các nền kinh tế truyền thống – là khả năng sáng tạo tri thức, trình độ tiếp cận và vận dụng các tri thức hiện đại trong quá trình sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa quyết định, thúc đẩy nền kinh tế. Với bối cảnh chung đó, VPBank trong những năm gần đây đã có những đổi mới trong quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm mục tiêu đảm bảo có một đội ngũ cán bộ nhân viên có chất lượng cao, đáp ứng được với những yêu cầu mới của thị trường tài chính cạnh tranh ngày một gay gắt.

a. Hoạt động xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Mục đích của việc xác định nhu cầu đào tạo là để xác định xem những nhân viên nào cần được đào tạo và trọng điểm của nội dung đào tạo là gì? Việc đào tạo có thể chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Một chương trình đào tạo thành công phụ thuộc vào việc nó có thực hiện được trong điều kiện hợp lý, nhằm đúng vào đối tượng cần đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo chính xác hay không. Do đó, việc xác định nhu cầu và mục tiêu là hoạt động rất quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo và phát triển. VPBank trong những năm qua đã có nhiều hoạt động nhằm cải thiện và đổi mới trong khâu xác định nhu cầu và mục tiêu.

Hàng năm, căn cứ vào chiến lược và kế hoạch phát triển của toàn ngân hàng, Trung tâm Đào tạo sẽ xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mang tính tổng thể cho cả hệ thống để từ đó đưa ra được những chương trình đào tạo và phát triển hợp lý. Vào đầu tháng 2 năm 2006, VPBank đã tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo trên phạm vi cả hệ thống nhằm làm tiền đề để xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển. Phiếu tìm hiểu nhu cầu đào tạo đã được gửi đến toàn bộ cán bộ nhân viên tại thời điểm đó là 869 người, trong đó, tổng số cán bộ nhân viên có nhu cầu đào tạo là 629 người, số còn lại không có nhu cầu. Căn cứ vào kết quả tổng hợp thì 10 môn học có nhu cầu đào tạo nhiều nhất trong toàn ngân hàng cụ thể như sau:

Thứ tự Môn học Số nhu cầu

1 Anh văn ngân hàng 345

2 Anh văn giao tiếp 273

3 Phân tích hoạt động ngân hàng 235

4 Phân tích báo cáo tài chính 233

5 Kỹ năng giải quyết vấn đề 227

6 Các sản phẩm thẻ 225

7 Thanh toán chuyển tiền quốc tế 209

8 Kinh doanh ngoại tệ 208

9 Nghiệp vụ Thẻ ngân hàng 207

10 Kiến thức pháp luật cơ bản 201

* Kết quả tổng hợp nhu cầu học của từng chi nhánh VPBank như sau: - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Tổng số cán bộ nhân viên có nhu cầu là 77/132, trong đó: + Môn học có nhu cầu nhiều nhất là anh văn giao tiếp (41) + Tiếp theo là anh văn ngân hàng (37), các sản phẩm thẻ (36) - Chi nhánh Đà Nẵng

+ Môn học có nhu cầu nhiều nhất là anh văn ngân hàng (23)

+ Tiếp theo là phân tích báo cáo tài chính (22) và kiến thức pháp luật cơ bản (21)

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 91 - 93)