Hoàn thiện xác định nội dung đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 126 - 128)

- Chi nhánh Thăng Long

3.2.1.3.Hoàn thiện xác định nội dung đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

3.2.1.3.Hoàn thiện xác định nội dung đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

Hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại do sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng. Thực hiện tiến trình hội nhập này, hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều cơ hội về hợp tác, tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, cách thức tổ chức, quản lý một ngân hàng hiện đại. Song, cũng trong quá trình hội nhập này, đang đặt ra cho ngân hàng nhiều thách thức lớn nhất – đó là chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng. Với VPBank, trong thời gian qua, có thể nói là đã có được nhiều thành công trong công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà tiêu biểu nhất là việc xây dựng được một hệ thống tài liệu đào tạo nội bộ. Nội dung những tài liệu này có tính thực tiễn tương đối cao. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa tính chính xác, kịp thời và khoa học, nội dung của chương trình đào tạo nội bộ này vẫn cần phải tiếp tục được điều chỉnh.

Các tài liệu nội bộ do giảng viên nội bộ biên soạn, nhưng các giảng viên nội bộ cũng chính là những cán bộ quản lý chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, nên họ không có nhiều thời gian để tập trung cho việc điều chỉnh các tài liệu khi có sự thay đổi như thay đổi về quy chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, cũng như không cập nhật những thông số và các thông tin khác một cách nhanh chóng, kịp thời. Do đó, với nhiệm vụ chuyên trách là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngân

hàng, Trung tâm Đào tạo cần phải tích cực và chủ động liên hệ, phối hợp và có thể giúp các giảng viên nội bộ điều chỉnh, bổ sung và cập nhật các nội dung đào tạo và phát triển sao cho phù hợp với đối tượng đào tạo, ngày càng lôgic và khoa học hơn, tính thông tin cao hơn, đảm bảo vận dụng linh hoạt, năng động và hiệu quả những nội dung đó vào trong thực tế.

Thêm vào đó, sau mỗi chương trình đào tạo và phát triển đều có sự đánh giá, phản hồi của các học viên về nội dung chương trình, nên Trung tâm Đào tạo cần phải có sự tổng hợp ý kiến đánh giá, góp ý rồi rút ra những kinh nghiệm để từ đó có sự phối hợp với giảng viên nhằm so sánh, điều chỉnh về nội dung đào tạo sao cho nội dung đào tạo ngày một được chuẩn hóa, đáp ứng được các yêu cầu của đối tượng đào tạo, phục vụ tốt cho công việc.

Đối với các chương trình đào tạo và phát triển do các nhà tổ chức bên ngoài cung cấp thì tùy vào từng chương trình đào tạo và phát triển, VPBank có thể can thiệp hoặc không can thiệp được vào nội dung đào tạo. Vì thế, riêng với những chương trình đào tạo và phát triển mà VPBank có quyền xem xét và điều chỉnh, bổ sung về nội dung thì cần phải có sự can thiệp của VPBank, nhất là những chương trình đào tạo dành riêng cho cán bộ nhân viên tại VPBank. Trước khi tiến hành chương trình đào tạo và phát triển, VPBank cần có sự liên hệ, phối hợp và yêu cầu bên cung cấp chương trình khảo sát tình hình thực tế tại VPBank. Bên cung cấp chương trình có thể đi khảo sát trực tiếp tại các nơi làm việc của VPBank, lấy tư liệu bổ trợ cho chương trình thêm sinh động, hoặc có thể khảo sát nhu cầu và nguyện vọng của học viên đối với chương trình đào tạo này thông qua phỏng vấn trực tiếp học viên hay qua phiếu điều tra. Căn cứ vào những kết quả có được, bên cung cấp chương trình đào tạo sẽ có những điều chỉnh, bổ sung sao cho nội dung chương trình bám sát thực tế hoạt động kinh doanh của VPBank, đáp ứng

được những yêu cầu và nguyện vọng của học viên tham dự, đảm bảo cho hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, do các chương trình đào tạo và phát triển tương đồng nhau về nghiệp vụ được cung cấp bởi các nhà tổ chức khác nhau nên dẫn đến việc không thống nhất về nội dung đào tạo. Thế nên, VPBank cần có sự kiểm soát về nội dung đào tạo, tránh xảy ra tình trạng sau khi kết thúc các chương trình đào tạo và phát triển, mỗi học viên lại có những cách hiểu và cách áp dụng khác nhau, theo những nội dung không thống nhất trong các chương trình đào tạo này. Và đặc biệt là cần phải chuẩn hóa các nội dung đó theo hướng thích hợp với thực tế hoạt động kinh doanh, với mục tiêu, chính sách và chiến lược phát triển của ngân hàng, với các quy định, chế độ và pháp luật của nhà nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 126 - 128)