0
Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Sự cần thiết của đề tài.

Một phần của tài liệu 771 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOÀI QUỐC DOANH – VPBANK (Trang 28 -29 )

Đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu “đến năm 2010 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đảng ta đã nhận thức rõ: “con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang nỗ lực cải cách toàn diện trên các mặt công nghệ, quản lý, tài chính và hoạt động, tất nhiên bao gồm cả con người nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại và hội nhập quốc tế. Rõ ràng, để xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại và hội nhập quốc tế thì đòi hỏi nguồn nhân lực của ngành ngân hàng Việt Nam phải có sự phát triển tương xứng để có khả năng tiếp nhận và làm chủ công nghệ ngân hàng tiên tiến.

Trải qua gần 20 năm đổi mới kinh tế, đội ngũ cán bộ hoạt động trong các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được quan tâm đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của từng tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ xuất phát từ trình độ chuyên môn và phẩm chất của người cán bộ ngân hàng đã gây tổn thất cho ngành, làm giảm lòng tin của xã hội. Mặt khác, tính nhạy cảm của kinh doanh tiền tệ, yêu cầu hiện đại hóa ngành ngân hàng đòi hỏi phải xem xét lại phương thức và nội dung đào tạo nguồn nhân lực một cách nghiêm túc, gắn kết hoạt động này với thực tế hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Không ngoại lệ, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các Doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh (gọi tắt là Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh) -VPBank đã và đang có những chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho mình. Tuy đã thu được một số kết

quả khả quan nhưng việc quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại VPBank vẫn còn có nhiều hạn chế. Do đó, để có được một nguồn nhân lực tốt đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc nghiên cứu và từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh - VPBank là quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu 771 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOÀI QUỐC DOANH – VPBANK (Trang 28 -29 )

×