- Chi nhánh Thăng Long
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
3.2.4.2. Tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực
Tăng cường hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế là xu hướng chung trong xu hướng hội nhập hiện nay. Vì thế, trong thời gian qua, VPBank cũng đã có một số hoạt động hợp tác trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nước (như với Công ty Đào tạo nghiệp vụ ngân hàng BTC, hiệp hội ngân hàng, Bộ Thương mại và công nghiệp VCCI…) và đặc biệt là đã có sự hợp tác với đối tác chiến lược của VPBank là một ngân hàng Sinhgapore OCBC. Song, việc triển khai thực hiện trên thực tế vẫn còn rất khiêm tốn. Do vậy, VPBank cần phải có kế hoạch và chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo và các ngân hàng lớn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ cho cán bộ của mình về các lĩnh vực cụ thể.
VPBank cần tiếp tục thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc tế về đào tạo. Đây là con đường tốt nhất để tiếp cận công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức cũng như hình thức và phương pháp đào tạo hiện đại. Đồng thời, ngân hàng cần không ngừng tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước theo phương châm hai bên cùng có lợi. Đây là một hình thức rất phổ biến ở các nước phát triển. Một mặt, mối liên kết này cho phép các cơ sở đào tạo có điều kiện cho học viên tiếp cận thực tế ngay trong quá trình đào tạo, làm giảm áp lực về chi phí trang thiết bị giảng dạy. Mặt khác, ngân hàng có thể hoàn toàn yêu tâm khi gửi cán bộ đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo có đặt quan hệ. Hơn nữa, sẽ làm giảm áp lực nhu cầu về nguồn nhân lực. Đây được xem như là một hình thức “hỗ trợ sau đào tạo” cần được mở rộng.
KẾT LUẬN
Có thể nói, trong sự nghiệp của một doanh nghiệp, con người là “linh hồn”, là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và thành công trong mọi hoạt động. Do đó, yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đặt ra luôn là nỗi trăn trở của hoạt động đào tạo mà mọi ngành, mọi cấp cần phải dành sự đầu tư và quan tâm thích đáng.
Cũng nằm trong vòng quay đó, và hơn hết, khi Việt Nam gia nhập WTO, chất lượng nguồn nhân lực của lĩnh vực Ngân hàng đòi hỏi ngày càng cao hơn và cạnh tranh cũng mạnh mẽ hơn. Với tầm nhìn mang tính chiến lược, Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh – VPBank ngay từ những năm đầu thành lập đã luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự sống còn của Ngân hàng. Vì thế, VPBank đã, đang và sẽ thực hiện liên tục
các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Những chương trình đào tạo và phát triển này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Ngân hàng, được sự ủng hộ của đông đảo cán bộ nhân viên, đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh như ngày nay của Ngân hàng.
Mặc dù vậy, việc quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại VPBank vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả của các chương trình đó. Với đề tài “Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh – VPBank”, qua việc khái quát hóa cơ sở lý luận về quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, rút ra những kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó, luận văn xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng VPBank, giúp VPBank xây dựng được một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được với các đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế, giúp VPBank thực hiện được mục tiêu chiến lược của mình là trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Quản lý, cùng với sự tạo điều kiện giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên VPBank trong suốt quá trình giúp em hoàn thành đề tài này.