Phân loại theo độ tuổ

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁTTRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH – VPBANK

2.2.2.2.Phân loại theo độ tuổ

Năm Năm 2005 Năm 2007

Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Dưới 30 500 63,94% 986 74,41%

Từ 30 đến 40 210 26,85% 248 18,72%

Trên 40 72 9,21% 91 6,67%

Tổng 782 100% 1325 100%

Nguồn: Báo cáo Phòng Nhân sự năm 2004, 2005, 2006

Có thể thấy độ tuổi bình quân của ngân hàng là khá trẻ. Số lao động dưới 30 tuổi chiếm phần lớn tổng số lao động toàn hệ thống: Năm 2005, số lao động dưới 30 tuổi là 500 người (chiếm 63,94% tổng số lao động) và tăng lên 986 người (chiếm 74,41% tổng số lao động) vào năm 2006. Sở dĩ như vậy là do quá trình phát triển và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của ngân hàng. Sau 13 năm hoạt động và phát triển, VPBank đã có nhiều thay đổi trong công tác nhân sự và nhất là khâu tuyển dụng. Để đáp ứng với mục

tiêu mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, trong những năm gần đây, đặc biệt là hai năm 2005 và 2006, VPBank đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên mới, trong đó chủ yếu là nhân viên kế toán – giao dịch và tín dụng với tiêu chí là dưới 30 tuổi. Điều này là một lợi thế lớn đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Những nhân viên mới chủ yếu là những sinh viên vừa mới tốt nghiệp hoặc ra trường một đến hai năm, đặc biệt, họ là những người năng động, sáng tạo, trẻ trung và nhanh nhạy, nhiệt tình với công việc. Nhờ vậy mà trong những năm qua, VPBank đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, do đó, hình ảnh của VPBank đã được nâng lên rất nhiều, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Số lao động từ 30 đến 40 tuổi chủ yếu là những cán bộ quản lý cấp trưởng, phó phòng trở lên. Đây là độ tuổi sung mãn, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và các mối quan hệ kinh tế, là những cán bộ chủ chốt và là đội ngũ kế cận cho tương lai phát triển của ngân hàng trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. Số lượng cán bộ trong độ tuổi này chiếm 26,85% tổng số lao động vào năm 2005 và giảm xuống 18,72% tổng số lao động (nhưng tăng về mặt tuyệt đối là 38 người). Điều này là khá hợp lý vì trong hai năm này, số lượng cán bộ nhân viên mới được tuyển dụng rất nhiều, mà chủ yếu là những người dưới 30 tuổi, nên tốc độ tăng của số cán bộ nhân viên trong độ tuổi 30 – 40 chậm hơn tốc độ tăng của tổng số lao động toàn ngân hàng.

Riêng với độ tuổi trên 40 thì hầu hết là những cán bộ quản lý và lãnh đạo của ngân hàng. Phần lớn họ là những người đã gắn bó lâu dài với VPBank, đã chứng kiến và trải qua những bước thăng trầm của các giai đoạn phát triển của ngân hàng. Vì thế, hơn ai hết, họ hiểu rõ về VPBank cùng đội ngũ nhân viên cũng như tính chất ngành nghề mà họ đang làm việc. Trải qua một thời gian dài rèn luyện và thử thách, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý và có uy tín lớn trong ngân hàng. Nhờ thế, họ có thể dẫn dắt ngân hàng tiếp tục phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 83 - 84)