Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁTTRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Môi trường bên trong hay còn gọi là môi trường vi mô có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xem xét môi trường bên trong có thể rút ra được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu. Có thể kể đến một số yếu tố thuộc môi trường này như:

a. Mục tiêu của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp đều có sứ mạng và mục đích riêng của mình. Do đó, các nhà quản lý xây dựng chương trình cần phải nắm rõ công việc doanh nghiệp cần thực hiện. Mỗi bộ phận, mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng để thực hiện được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với công tác xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì mục tiêu của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất quan trọng. Dựa vào nhiệm vụ của doanh nghiệp để có thể sử dụng cũng như đào tạo và phát triển lao động một cách hợp lý và có hiệu quả.

b. Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp

Đó là những kim chỉ nam hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, chính sách về nhân sự có ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý để có thể đưa ra các chính sách và chiến lược hợp lý.

Đây là môi trường tâm lý xã hội của doanh nghiệp. Nó được định nghĩa như một hệ thống giá trị các niềm tin, các thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, tác động vào cấu trúc chính quy tạo ra các chuẩn mực hành vi. Nó điều khiển các thành viên của mình nên cư xử như thế nào để được mọi người chấp nhận. Trong mọi doanh nghiệp, có những hệ thống hoặc khuôn mẫu của các giá trị, các biểu tượng nghi thức, huyền thoại và thực tiễn – tất cả đều phát triển theo thời gian. Đối với một doanh nghiệp có thể xảy ra trường hợp: Một là bầu không khí khép kín, các quyết định đều được quản lý cấp cao làm ra, cấp quản lý dưới thiếu tin tưởng lẫn nhau, bí mật bao trùm, công nhân viên không được đề ra các sáng kiến và giải quyết các vấn đề. Ngược lại, ở một cực khác với bầu không khí văn hóa cởi mở, các cấp quyết định thường được mở rộng và công nhân viên được khuyến khích đề ra sáng kiến để giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của cán bộ nhân viên và đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

d. Chất lượng nguồn nhân lực

Nó là tổng hợp các yếu tố như trình độ, chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, khả năng đáp ứng công việc, khả năng thích nghi với công việc. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, có hiệu quả thì không chỉ dựa vào các mặt như tài chính, marketing, máy móc thiết bị, cơ hội tốt mà còn phải dựa vào nguồn nhân lực. Nếu nguồn nhân lực có chất lượng tốt thì việc quản lý, sử dụng, đào tạo và phát triển con người trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Và ngược lại, với một đội ngũ nhân lực chất lượng kém thì hiệu quả làm việc của doanh nghiệp giảm đi rất nhiều và lúc đó, các nhà quản lý cần có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu công việc.

Các yếu tố khác như nguồn ngân sách, cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho đào tạo. Nếu doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh, đầu tư lớn cho ngân sách đào tạo thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ hoạt động có hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo tốt sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới công tác giảng dạy và tạo động lực cũng như khuyến khích cả giảng viên và học viên tham gia, tiếp thu chương trình đào tạo nhiều hơn.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w