Nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 137 - 138)

- Chi nhánh Thăng Long

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

triển nguồn nhân lực

Người ta nói, chuẩn bị tốt trước khi thực hiện một công việc gì đó đã là thành công một nửa và một nửa thành công còn lại là thuộc về quá trình thực hiện nó. Cho nên, chuẩn bị tốt các nguồn lực chưa chắc đã đảm bảo cho một chương trình đào tạo và phát triển thành công mà nó còn đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sắt sao trong quá trình thực hiện chương trình.

Đối với những chương trình đào tạo và phát triển do bên ngoài cung cấp và được tổ chức ở ngoài VPBank thì tùy theo từng nội dung chương trình, số lượng học viên và tầm quan trọng của chương trình mà VPBank cần có những sự chỉ đạo theo dõi, tiến trình đào tạo hợp lý. Vì số lượng cán bộ nhân viên Trung tâm Đào tạo không nhiều, không thể cử cán bộ theo dõi, chỉ đạo tất cả các chương trình đào tạo, đặc biệt là khi có nhiều chương trình được tổ chức cùng một thời điểm, nên đối với những chương trình đào tạo mà số lượng học viên VPBank tham dự nhiều (từ 10 người trở lên) hoặc nội dung chương trình đào tạo là rất quan trọng, mang tính cấp thiết (như các chương trình đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ mới, kiến thức mới về các quy định của Nhà nước,

thông lệ quốc tế…) thì Trung tâm Đào tạo cần bố trí người để theo dõi, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với bên cung cấp chương trình để thực hiện chương trình một cách hiệu quả.

Còn đối với các chương trình đào tạo nội bộ hoặc những chương trình đào tạo do bên ngoài cung cấp dành riêng cho cán bộ nhân viên VPBank thì phải đảm bảo 100% các chương trình đều có ít nhất một cán bộ của Trung tâm Đào tạo theo sát quá trình thực hiện, quản lý học viên nhằm cho chương trình được thực hiện theo đúng kế hoạch định sẵn và có sự linh hoạt trong việc điều chỉnh hợp lý các vấn đề phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện chương trình như thay đổi giảng viên, học viên, thời gian, địa điểm học, trục trặc máy móc, kỹ thuật… Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo không chỉ có sự liên kết với bên cung cấp chương trình mà còn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác có liên quan tại VPBank, phục vụ cho chương trình đào tạo. Đó là bộ phận kỹ thuật, Trung tâm Tin học, văn phòng… Muốn vậy, Trung tâm Đào tạo cần phải lên kế hoạch sắp xếp về bản thân nhân sự của Trung tâm Đào tạo và thông báo sớm nhất có thể về kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo, yêu cầu các bộ phận có liên quan bố trí nhân sự phù hợp để tham gia phối hợp với Trung tâm Đào tạo, đảm bảo cho chương trình được diễn ra theo đúng tiến độ.

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động giám sát và đánh giá chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w