Phân loại theo trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁTTRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOÀI QUỐC DOANH – VPBANK

2.2.2.3.Phân loại theo trình độ đào tạo

Trình độ Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Phổ thông 75 9,59% 137 10,34% Trung cấp và cao đẳng 90 11,51% 135 10,19% Đại học 602 76,98% 1036 78,19% Trên đại học 15 1,92% 17 1,28% Tổng 782 100% 1325 100%

Nguồn: Báo cáo Phòng Nhân sự năm 2004, 2005, 2006

Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ mà con người giữ vai trò nòng cốt. Vì thế, nhận thức được điều này, ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu, VPBank đã đề ra những tiêu chuẩn phù hợp về trình độ, đáp ứng với yêu cầu của từng vị trí công việc, nhằm đảm bảo cho người tuyển dụng có đủ khả năng tiếp thu và thực hiện công việc một cách hiệu quả. Do vậy mà trình độ nghiệp vụ được coi là một tiêu chí quan trọng vì nó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Theo số liệu trên ta thấy, chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ nhân viên VPBank trong hai năm qua đã tăng lên rõ rệt. Số lao động phổ thông tăng 62 người, lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng tăng 45 người, lao động có trình độ đại học tăng 434 người, lao động có trình độ trên đại học tăng 2 người. Riêng đối với bộ phận lao động có trình độ phổ thông thì chủ yếu là những người làm trong những bộ phận không đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn như bảo vệ và tạp vụ. Từ đó có thể nhìn thấy rõ ràng tốc độ tăng của lao động có trình độ đại học là tăng nhiều nhất. Họ là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên ngành vững vàng, hiểu rõ những quy định, thủ tục, quy trình nghiệp vụ và những quy định có liên quan (như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng) cũng như các kỹ năng quản trị cơ bản (kỹ năng lập kế hoạch công việc, quản lý thời gian...). Vì vậy, đã đáp ứng được nhiệm vụ công việc. Với những kiến thức cơ bản đó, cán bộ nhân viên VPBank sẽ có tiền đề để tiếp thu, học hỏi và không ngừng nâng cao trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày một hiệu quả hơn và nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 84 - 86)