Nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách hợp lý, gắn đào tạo với việc sử dụng nhân lực

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 142 - 143)

- Chi nhánh Thăng Long

3.2.4.1.Nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách hợp lý, gắn đào tạo với việc sử dụng nhân lực

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

3.2.4.1.Nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách hợp lý, gắn đào tạo với việc sử dụng nhân lực

nhân lực

Nền kinh tế tri thức phải có lực lượng trí thức đông đảo và là lực lượng lao động chủ lực trong các ngành kinh tế. Do đặc điểm hoạt động của ngành ngân hàng, lực lượng trí thức càng có vai trò quan trọng. Để có đủ lực lượng này, không phải một sớm một chiều, mà đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng chiến lược quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực cho mình, trong đó cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với việc sử dụng nhân sự.

Nếu việc đào tạo không gắn với việc sử dụng cán bộ, bố trí nhân sự thì hoạt động đào tạo sẽ trở nên lãng phí và không đáp ứng được với yêu cầu thực tế công việc, phục vụ cho sự phát triển của ngân hàng. Vì thế, trong thời gian tới, VPBank cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách hợp lý, gắn đào tạo với việc sử dụng nguồn nhân

lực của ngân hàng. Ngân hàng cần có một chiến lược dài hạn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên, trong đó bao gồm cả chiến lược đào tạo nguồn nhân lực với chính sách và những bước đi cụ thể cho từng giai đoạn. Theo đó, cần tập trung trước hết là cơ cấu đội ngũ cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ căn cứ vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác. Làm tốt công tác tuyển dụng mới để góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ và cải thiện nhanh chất lượng cán bộ, tiến hành đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng, nhằm tránh bị động và hụt hẫng trong việc đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng cán bộ ở các cấp và các vị trí công tác. Và vì đầu tư phát triển nguồn nhân lực là các khoản đầu tư dài hạn, nên ngân hàng cần phải có cơ chế bảo vệ lợi ích của các khoản đầu tư này bằng những chính sách quản lý cán bộ phù hợp như thực hiện nghiêm túc các cam kết của học viên trước khi được tham dự chương trình đào tạo.

Bên cạnh việc tổ chức bố trí sắp xếp đội ngũ nhân lực hiện có sao cho phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi người, đồng thời, tạo ra cơ chế sàng lọc, khuyến khích mọi người phát huy cao nhất khả năng của mình, ngân hàng còn cần phải tạo ra một môi trường làm việc năng động, vừa có tính hợp tác, vừa có tính cạnh tranh để mỗi người phát huy tốt khả năng vốn có, và cần thiết phải phối hợp với những người xung quanh. Thêm vào đó, VPBank cần tiếp tục hoàn thiện chính sách trả lương và đãi ngộ theo cơ chế sàng lọc, thiên về hiệu quả và sự tiến triển mới, có thể tạo ra động lực, làm cho mỗi người lao động thấy họ được trả lương và có những cơ hội thăng tiến tương xứng với sức lực họ đã bỏ ra. Đó là điều kiện hết sức quan trọng để ngân hàng đào tạo đúng người, đúng việc, không lãng phí các nguồn lực đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là tránh tình trạng “chảy máu chất xám” cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 142 - 143)