Hoàn thiện xác định chủ thể đào tạo và phương pháp đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 128 - 132)

- Chi nhánh Thăng Long

3.2.1.4.Hoàn thiện xác định chủ thể đào tạo và phương pháp đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

3.2.1.4.Hoàn thiện xác định chủ thể đào tạo và phương pháp đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực.

nguồn nhân lực.

Hệ thống ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đặt ra những đòi hỏi cao hơn về chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì xét cho cùng, con người là chủ thể vận hành hệ thống thiết bị công nghệ. Và trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay, để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thì có được nguồn nhân lực có đủ trình độ và phẩm chất, năng lực là yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Vì thế, các ngân hàng thương mại, trong đó có VPBank đã có nhiều chủ trương, biện pháp đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng. Với VPBank, những biện pháp đó đã đem lại nhiều thành công, song vẫn còn cần phải tiếp tục hoàn thiện. Riêng đối với việc xác định chủ thể đào tạo và phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần hoàn thiện theo những hướng sau:

a. Xác định chủ thể đào tạo

Đối với đội ngũ giảng viên nội bộ của ngân hàng, họ là những người nắm bắt rất vững về kiến thức cũng như các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vu, là những người có rất nhiều kinh nghiệm thực tế trên lĩnh vực đào tạo. Nhưng họ không phải là những giảng viên chuyên nghiệp và không phải ai cũng có khả năng thuyết giảng tốt, mà đây lại là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần cho một chương trình đào tạo được thành công. Do vậy, để hoàn thiện đội ngũ giảng viên nội bộ thì việc đầu tiên VPBank cần phải làm là phải xây dựng được một đội ngũ giảng viên nội bộ vừa có trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm vững vàng, vừa có khả năng sư phạm và mang tính chuyên nghiệp cao.

Muốn vậy, ngân hàng cần phải có những sự đầu tư thích đáng cho đội ngũ giảng viên nội bộ tham gia các chương trình đào tạo và phát triển về kỹ năng thuyết giảng, kỹ năng sư phạm và phong cách sư phạm chuyên nghiệp. Việc nâng cao trình độ cho giảng viên cũng chính là nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo và phát triển, nên ngân hàng cần tiếp tục tăng cường tính thực tế cho đội ngũ giảng viên, thông qua các chương trình đào tạo và phát triển cũng như qua các chuyến công tác ngắn, dài hạn trong và ngoài nước.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các giảng viên có nhiều thời gian để tập trung cho hoạt động đào tạo và phát triển thì ngân hàng cần phải có cơ chế khuyến khích thích hợp về tinh thần cũng như vật chất đối với đội ngũ giảng viên. Đồng thời, các cấp lãnh đạo và quản lý cũng phải ủng hộ, tạo điều kiện thu xếp về công việc, thời gian để họ yên tâm, chuyên tu vào công tác giảng dạy. Việc ngân hàng đầu tư thỏa đáng để đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên và có cơ chế thu hút cán bộ, chuyên gia tham gia giảng dạy là con đường để nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Bởi qua đó, ngân hàng sẽ

có được những giảng viên tiềm năng, đủ về số lượng, đảm bảo về năng lực và phẩm chất nghề nghiệp. Điều này sẽ được thực hiện một cách có kế hoạch rõ ràng, có sự phối kết hợp chặt chẽ với bộ phận nhân sự để dần dần lựa chọn và xây dựng một đội ngũ giảng viên tiềm năng. Từ đó tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn giảng viên đào tạo, không quá bị phụ thuộc vào một số giảng viên chính, gây mất thời gian và giảm hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển.

Đối với các giảng viên bên ngoài, để có được càng nhiều thông tin về giảng viên càng tốt, cũng như để đảm bảo mức độ chính xác của các thông tin đó thì ngân hàng cần tìm hiểu, thậm chí nếu được quyền có thể yêu cầu bên cung cấp chương trình đào tạo đưa ra các thông tin chi tiết về giảng viên. Bên cạnh việc nghiên cứu kỹ các thông tin về giảng viên đã được cung cấp, ngân hàng cần phải tiếp tục tìm hiểu thông qua các mối quan hệ với các Trung tâm Đào tạo khác, với các giảng viên khác, thông qua internet, hoặc có thể thử dự giảng, hoặc có thể gặp và trao đổi trực tiếp với giảng viên để có sự kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp với học viên và thực tế VPBank. Đối với những giảng viên mà nhận được sự đánh giá cao từ các học viên, thì ngân hàng cần phải duy trì và giữ mối quan hệ với họ và tiếp tục mời họ giảng dạy trong những chương trình đào tạo sau. b. Xác định phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Rõ ràng chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đào tạo. Vì thế, để các chương trình đào tạo và phát triển do nội bộ VPBank tổ chức chấm dứt sử dụng phương pháp đào tạo truyền thống, chưa nâng cao được tính tự giác của học viên, dẫn đến việc học tập còn rất thụ động thì ngân hàng cần yêu cầu các giảng viên nội bộ phải đa dạng hóa các phương thức đào tạo theo hướng nâng cao tính chủ động, năng động, tính độc lập và sáng tạo từ chính đối tượng được đào tạo, nên mạnh dạn nâng cao tỷ lệ hơn nữa thời lượng thảo luận trên lớp. Người giảng viên phải thực sự trở thành người

thiết kế, tổ chức, kích thích, trọng tài, cố vấn cho học viên học tập và tất cả các phương pháp đào tạo đều phải xuất phát từ quan điểm lấy học viên làm trung tâm. Và điều đó sẽ tạo nên một bầu không khí học tập thực sự hiệu quả, hữu ích cho cả học viên lẫn giảng viên. Học viên cảm thấy được tôn trọng, có thể trình bày những ý kiến riêng, những thắc mắc của mình một cách thoải mái và sẽ có được những kiến thức hết sức bổ ích thông qua sự giao lưu học hỏi với các học viên khác. Đồng thời, bản thân giảng viên cũng có được những kiến thức cũng như kinh nghiệm, thông tin mới đúc rút sau mỗi chương trình đào tạo và phát triển, từ đó nâng cao trình độ giảng dạy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp đào tạo mang tính chuyên nghiệp cao mà đội ngũ giảng viên nội bộ VPBank cần phải tăng cường áp dụng hơn nữa để nâng cao hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển, như phương pháp điển cứu quản trị, phương pháp hội nghị, phương pháp đóng kịch hay phương pháp trò chơi kinh doanh. Đó là những phương pháp mà không đòi hỏi cao về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nên trên thực tế đã chứng minh, việc kết hợp áp dụng đa dạng các phương pháp đào tạo này đã được học viên đánh giá cao và nhận được nhiều sự ủng hộ, góp phần không nhỏ vào thành công của một chương trình đào tạo.

Riêng với các chương trình đào tạo và phát triển do bên ngoài cung cấp thì tùy theo mức độ được can thiệp, đặc biệt là đối với những chương trình đào tạo chỉ dành riêng cho cán bộ nhân viên VPBank thì VPBank cần có sự tìm hiểu, lựa chọn và điều chỉnh về phương pháp đào tạo, sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho chương trình. Ngân hàng có thể tìm hiểu phương pháp đào tạo của họ thông qua những thông tin mà bên tổ chức cung cấp, thông qua các chương trình đào tạo và phát triển của họ mà VPBank đã từng được tham gia, thông qua mối quan hệ với các tổ chức đào tạo khác, qua internet, qua việc dự giảng hoặc khảo sát trực tiếp bên cung cấp chương trình. Qua đó, VPBank có thể yêu cầu bên cung cấp chương trình đào tạo bổ sung, điều chỉnh về phương pháp đào tạo cho tương xứng với nội dung chương trình, với đối tượng đào tạo,

với điều kiện thiết bị kỹ thuật và đặc biệt là phải đảm bảo sao cho hiệu quả của chương trình đạt cao nhất có thể.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 128 - 132)