Hoàn thiện xác định đối tượng được đào tạo và pháttriển

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 122 - 126)

- Chi nhánh Thăng Long

3.2.1.2.Hoàn thiện xác định đối tượng được đào tạo và pháttriển

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

3.2.1.2.Hoàn thiện xác định đối tượng được đào tạo và pháttriển

Các tổ chức tín dụng cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, muốn hoạt động được cần phải có nhiều yếu tố, trong đó, nhân lực là yếu tố không thể thiếu và có tính quyết định. Nhưng để nguồn lực con người có thể phát huy được khả năng phục vụ doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh thì đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mà hơn hết là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì cạnh tranh đang là yếu tố sống còn của bản thân mỗi ngân

hàng. Cho nên nguồn nhân lực với chất lượng cao luôn là vấn đề mà các ngân hàng đang hết sức quan tâm và chú trọng. Do đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng đòi hỏi phải có những sự đầu tư thích đáng.

Đào tạo là phương tiện để tiếp nhận hoặc để tăng cường những năng lực sẵn có và những năng lực mới. Nó được sử dụng để giảm thiểu sự chênh lệch về chất giữa nhu cầu và nguồn nhân lực, đồng thời nó có thể tác động phụ đối với động cơ làm việc của nhân viên. Có thể nói, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là biện pháp giữ vai trò chiến lược. Nhưng muốn vậy, chất lượng đào tạo phải được đảm bảo và hoạt động đào tạo phải có khả năng phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn của toàn thể nhân viên. Với phương hướng đó, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại VPBank trong thời gian tới cần phải hoàn thiện trong quá trình xác định đối tượng được đào tạo, nhằm đảm bảo bám sát nhu cầu cần đào tạo và phát triển của cán bộ nhân viên, lựa chọn đúng đối tượng cần được đào tạo và phát triển, đồng thời đảm bảo sự công bằng, hợp lý cũng như tạo động lực cho cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc tại ngân hàng. Việc hoàn thiện quá trình xác định đối tượng được đào tạo và phát triển được thực hiện theo hướng sau:

Trước hết, căn cứ vào việc chuẩn hóa các chức danh cán bộ nhân viên, đưa ra những yêu cầu đối với từng cán bộ từ cán bộ nghiệp vụ đến cán bộ quản lý, để từ đó rà soát lại đội ngũ cán bộ, đối chiếu với những yêu cầu chức danh mà họ đảm nhiệm hoặc họ sẽ được đề bạt, giao đảm nhiệm để thấy được những gì họ đã có, những gì họ còn cần được đào tạo. Có như vậy mới tránh được đào tạo chồng chéo và đào tạo đúng những gì họ đang cần. Dựa theo nhu cầu đào tạo được đề xuất, nhà quản lý trực tiếp bộ phận sẽ lựa chọn cán bộ nhân viên tham dự nhưng phải có sự chọn lọc, tức là việc cử cán bộ nhân viên tham dự chương trình đào tạo và phát triển phải phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế của công việc và đặc biệt là phải nằm trong quy hoạch phát triển nhân sự của

bộ phận, đơn vị và của cả ngân hàng, tránh để xảy ra tình trạng cử đi học tràn lan, không căn cứ vào tính cần thiết của chương trình và thực tiễn hoạt động của bộ phận, đơn vị. Đồng thời, việc so sánh, cân đối giữa nhu cầu đào tạo với quy hoạch phát triển nhân sự sẽ giúp nhà quản lý lựa chọn được những cán bộ tiềm năng, và sẽ là những cán bộ giữ những vị trí đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai gần. Điều này sẽ giảm được tình trạng cử những cán bộ nhân viên chưa thực sự cần thiết tham gia chương trình đào tạo, đặc biệt là đối với những chương trình đào tạo và phát triển về kỹ năng nâng cao, cần ưu tiên những cán bộ nhân viên có khả năng, trình độ tương xứng với chương trình đào tạo và có những định hướng phát triển đối với cán bộ nhân viên đó.

Một trong những điều kiện hết sức quan trọng để có thể lựa chọn được cán bộ nhân viên tham gia chương trình đào tạo và phát triển phù hợp với yêu cầu công việc và tương xứng với quy hoạch phát triển nhân sự, đó là phải có sự theo dõi, liên kết chặt chẽ giữa Trung tâm Đào tạo và Phòng Nhân sự. Hiện nay, việc theo dõi từng cán bộ nhân viên đã tham gia các chương trình đào tạo và phát triển kể từ khi vào làm việc tại VPBank là hầu như rất khó kiểm soát, chưa có hệ thống phần mềm để theo dõi, nên việc kiểm tra, quy chiếu số lượng cũng như chi phí các chương trình đào tạo và phát triển mà một cán bộ nhân viên đã tham dự là còn thủ công, đòi hỏi mất nhiều thời gian và không đầy đủ, chính xác. Vì thế, đòi hỏi cần phải có một phần mềm theo dõi và có sự liên kết với bộ phận nhân sự. Qua đó có thể quản lý được các học viên một cách hệ thống và khoa học, là căn cứ cho cả Phòng Nhân sự và Trung tâm Đào tạo có những định hướng rõ ràng đối với các học viên, đảm bảo cho hoạt động đào tạo gắn liền với việc sử dụng cán bộ, bố trí và đề bạt cán bộ nhân viên.

Thêm vào đó, việc lựa chọn đối tượng đào tạo phải đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội, điều kiện để mọi cán bộ nhân viên, tùy theo nhu cầu công tác mà được đào tạo với

thời gian và hình thức phù hợp. Theo đó, việc đào tạo phải được thực hiện một cách thường xuyên, toàn diện, rộng khắp trong toàn hệ thống nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới. Do vậy, việc cử cán bộ nhân viên đòi hỏi nhà quản lý phải khách quan, phải căn cứ vào yêu cầu thực tế công việc, vào nhiệm vụ của cán bộ nhân viên, vào quy hoạch phát triển nhân sự để lựa chọn, tránh để tình trạng chỉ dựa vào ý chí chủ quan mà lựa chọn đối tượng không phù hợp, không thực sự cần thiết phải tham dự mà bỏ qua những đối tượng hợp lý hơn, hoặc tránh xảy ra việc có những cán bộ được tham gia nhiều chương trình đào tạo và phát triển cùng có nội dung tương đồng, trong khi đó có những cán bộ nhân viên lại chưa được tham gia lần nào.

Và mở rộng hơn ra, không chỉ ở phạm vi một cán bộ nhân viên trong một đơn vị, bộ phận, chi nhánh mà trên phạm vi cả hệ thống, do hệ thống các chi nhánh và Phòng Giao dịch của VPBank nằm rải rác ở các tỉnh thành phố cả ba miền Bắc, Trung, Nam và Trung tâm Đào tạo phía Bắc đặt tại Hội sở chính Hà Nội, Trung tâm Đào tạo phía Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, nên tình trạng các đơn vị tại hai khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tham gia nhiều chương trình đào tạo và phát triển hơn so với các đơn vị khác, đặc biệt là những chi nhánh nằm ở miền Trung. Cho nên, trong thời gian tới, để tạo sự công bằng cũng như tạo động lực cho cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống, VPBank cần phải tạo nhiều cơ hội tham gia vào các chương trình đào tạo và phát triển cho các chi nhánh nằm ngoài khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Có thể tiến hành lựa chọn, tổ chức các chương trình dành riêng cho các chi nhánh đó mà được thực hiện tại chính chi nhánh hoặc có thể tập hợp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là khi lựa chọn các học viên tham dự, nhà quản lý cần phải mở rộng phạm vi, đối tượng đào tạo và phát triển về mặt địa lý. Có như thế mới đảm bảo được tính công bằng trong cả hệ thống, đồng thời cũng tránh được tình trạng người được học nhiều cùng những nội dung tương tự, trong khi có người chưa được tham dự một chương trình đào

tạo và phát triển nào cả. Đây cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc tạo động lực làm việc cho toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 122 - 126)