Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁTTRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực

Khi chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xây dựng xong thì việc tiếp theo là cần phải tổ chức thực hiện chương trình đó, để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra của chương trình. Dù chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có được xây dựng tốt đến đâu nhưng khâu tổ chức thực hiện không tốt thì cuối cùng những mục tiêu mà chương trình đề ra đều không thể đạt được, tức là chương trình đó thất bại. Vì vậy, nếu xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện cần của quá trình quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì tổ chức thực hiện chương trình là điều kiện đủ để đưa chương trình đó vào thực tế, để có một chương trình thành công.

a. Xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Để đưa chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào thực tế, biến nó thành những lợi ích phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp thì việc đầu tiên là xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mà trước hết là xây dựng đội ngũ giảng viên đào tạo. Chất lượng giảng dạy cao hay thấp của giáo viên là nhân tố quan trọng để quyết định chất lượng đào tạo học viên. Bộ phận đào tạo phải xây dựng cho doanh nghiệp một đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng cao để đảm bảo cho việc đào tạo được thành công. Thông thường, có thể căn cứ vào những yêu

cầu khác nhau mà cán bộ giảng dạy đảm nhiệm những vai trò khác nhau như: giáo viên giảng dạy chuyên ngành, chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành, giáo sư và học giả của viện nghiên cứu khoa học, lãnh đạo chủ quản các ban ngành, chuyên gia tư vấn công tác ở mọi phương diện… Những người này có năng lực, kiến thức, kỹ năng và sở trường ở những phương diện khác nhau, có thể hoàn thành được nhiệm vụ đào tạo. Doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các công ty đào tạo (nếu quyết định chọn nguồn lực bên ngoài) hoặc những giảng viên nội bộ trong công ty để họ cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đối tượng cần đào tạo. Chẳng hạn như mời một số chuyên gia khá nổi tiếng của các công ty tư vấn kinh doanh tiêu thụ về giảng dạy cho các giám đốc, vì những chuyên gia này chuyên trách trong các hoạt động lập kế hoạch bán hàng, nắm bắt được lượng lớn thông tin trên thị trường, thành thạo trong việc vận dụng các sách lược kinh doanh tiêu thụ. Lớp đào tạo cũng có thể do giám đốc công ty hoặc giám đốc một công ty khác giảng dạy. Đối với một số vấn đề thực tế, nhiều khi một giám đốc có kinh nghiệm phong phú lại giảng dạy tốt hơn so với một giáo sư hay một chuyên gia. Hơn nữa, khi giám đốc lên bục giảng, họ buộc phải nghiên cứu và suy xét những vấn đề có liên quan đến việc dạy học. Điều này đồng nghĩa với việc tự học hay một quá trình tự đào tạo bản thân của người giám đốc đó. Nếu mời một chủ kinh doanh tiêu thụ hay một khách hàng “giảng dạy” cho lớp đào tạo thì chính là để cho người bán hàng và người sử dụng đưa ra yêu cầu và kiến nghị đối với những sản phẩm được kinh doanh, đồng thời giúp cho nhân viên trong doanh nghiệp đích thân nghe được những lời phàn nàn của khách hàng.

Xây dựng đội ngũ giảng viên đào tạo đóng vai trò chủ chốt trong quá trinh đào tạo. Tuy nhiên, liệu vai trò của người chịu trách nhiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến đây chấm dứt. Liệu nhân viên sẽ tự khắc làm việc tốt hơn sau khi được đào tạo? Trong quá trình đào tạo, nhân viên sẽ đạt được những kiến thức và kỹ năng nhất định. Tuy nhiên, đây chưa phải là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp mong muốn là tăng kết quả thực hiện công việc. Rõ ràng kết quả này chỉ có thể đạt được khi nhân viên thể hiện những thay đổi trong cách thức thực hiện thông qua việc áp dụng những điều đã học được vào thực tế. Do đó, cần phải xây dựng một hệ thống theo dõi công tác đào tạo.

Thông qua biện pháp hiện đại hóa để xây dựng và hoàn thiện hệ thống theo dõi công tác đào tạo có thể cung cấp cho doanh nghiệp tư liệu tường tận về hồ sơ thông tin. Hệ thống theo dõi báo cáo gồm những thông tin sau:

Error! Bookmark not defined.

Hình 1.2 - Hệ thống theo dõi đào tạo

Hệ thống này tạo thuận tiện cho việc cung cấp các thông tin nội bộ giữa những bộ phận quản lý và người lao động, thông tin ngược liên quan đến bộ phận, động cơ của người lao động.

b. Hoạt động bảo đảm nguồn lực thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tùy vào khả năng cũng như mục tiêu đề ra của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức mà nguồn nhân lực, tài lực và các nguồn lực khác sẽ được sử dụng một cách tương xứng. Đối với những doanh nghiệp chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì nguồn lực, đặc biệt là ngân sách tài chính dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất lớn. Và ngân sách dành cho công tác này có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như lựa chọn giảng viên, lựa chọn phương pháp đào tạo, địa điểm đào tạo, các trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động đào tạo…

Việc lựa chọn thời gian đào tạo phải được xem xét kỹ lưỡng đến khả năng nhân viên có thể tham dự đầy đủ các buổi học hay không, cơ sở hạ tầng và các thiết bị đào tạo có được sử dụng triệt để hay không, có đảm bảo được thời gian của giáo viên đào tạo hay không.

Việc lựa chọn địa điểm đào tạo phải chú ý lựa chọn những nơi có điều kiện tương đối lý tưởng như giao thông thuận tiện, môi trường trong lành, yên tĩnh, đủ gió và ánh sáng…

Việc chuẩn bị tư liệu liên quan dùng cho việc đào tạo bao gồm sơ đồ địa điểm tập trung và địa điểm lớp học đào tạo, bàn ghế… phải được sắp xếp theo yêu cầu của khóa trình, chuẩn bị dụng cụ dạy học như máy chiếu hình, máy ghi hình, băng video, phông màn chiếu, đạo cụ, bảng bút… cùng giáo trình đào tạo và các tài liệu liên quan như thời gian biểu, bảng đăng ký độ chuyên cần, bằng khen, phần thưởng, bảng sát hạch đánh giá thành tích đào tạo, bảng đánh giá của học viên đối với giảng viên…

c. Chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Sau khi xây dựng xong chương trình và đảm bảo các nguồn lực cần thiết thì nhà quản lý sẽ tiến hành chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo phương pháp và nội dung đào tạo đã được định sẵn. Đào tạo là một quy trình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng kết quả thực hiện công việc. “Có hoạch định và có tổ chức” tức là việc đào tạo phải được thiết kế sao cho thỏa mãn được nhu cầu đã xác định, có phân công vai trò và trách nhiệm của những người tham gia và có xác định mục tiêu rõ ràng. Vì vậy, nhà quản lý nên tham gia vào quá trình đào tạo cho nhân viên mình và cần có những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc này và phối hợp tổ chức thực thi có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 771 Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh – VPBANK (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w