Quy định các nguyên tắc quan trọng đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc.

Một phần của tài liệu các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 61 - 62)

động của bộ máy nhà nớc.

Bộ máy nhà nớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm rất nhiều những cơ quan, những bộ phận khác nhau, để tổ chức và hoạt động đợc tốt, phát huy hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nớc trong việc quản lý xã hội thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải bảo đảm cho nó có đợc một cơ cấu tổ chức hợp lý, một cơ chế hoạt động đồng bộ và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hiện những nhiệm vụ đợc giao. Tất cả những điều đó chỉ có thể đạt đợc khi xác định đúng những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những t tởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nớc và toàn thể bộ máy nhà nớc. Những nguyên tắc này đòi hỏi cả bộ máy nhà nớc, từng cơ quan nhà nớc cũng nh mỗi bộ phận, mỗi cán bộ công chức nhà nớc đều phải thấm nhuần những t tởng đó, vận dụng một cách có hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc.

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất phong phú và nhiều loại, trong đó những nguyên tắc cơ bản có tính bao quát đối với toàn thể bộ máy nhà nớc thờng đợc quy định trong hiến pháp- Luật cơ bản của Nhà nớc. Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc, đợc thể hiện ở Điều 2; nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nớc, đợc thể hiện ở Điều 4; nguyên tắc tập trung- dân chủ, đợc thể hiện ở Điều 6; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đợc thể hiện ở Điều 12; nguyên tắc bình đẳng, đoàn

kết giữa các dân tộc, đợc thể hiện ở Điều 5; nguyên tắc quyền lực nhà nớc thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và t pháp, đợc thể hiện ở Điều 2. Ngoài những nguyên tắc trên bộ máy nhà nớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn tổ chức và hoạt động theo một số nguyên tắc khác nữa nh: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động có kế hoạch; nguyên tắc công khai hoá các hoạt động nhà nớc; nguyên tắc tiết kiệm …

Tất cả các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc xã hội chủ nghĩa luôn có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hởng rất lớn tới chất lợng và hiệu quả trong tổ chức, cũng nh trong hoạt động của nhà nớc. Trong đó nguyên tắc bảo đảm quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo sự toàn quyền của nhân dân và sự gắn bó, kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với việc tổ chức và hoạt động của nhà nớc. Bảo đảm và tránh đợc sự xa rời nhân dân của bộ máy nhà nớc. Nhà nớc luôn coi trọng việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc xem xét, giải quyết các đơn th khiếu nại, tố cáo của nhân dân, tổ chức để nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng đất nớc.

Trong tiến trình thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị, xây dựng nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển theo định hớng: Dân chủ hoá hoạt động nhà nớc, mở rộng các thiết chế, hình thức dân chủ; khẳng định xây dựng Nhà nớc Việt Nam thành Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tiếp tục nghiên cứu, thể chế hoá và xây dựng cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nớc đều thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, t pháp; nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử; nâng cao vai trò của t pháp; dân chủ hoá hoạt động t pháp theo tinh thần tranh tụng công khai, dân chủ; công khai hoá các hoạt động nhà nớc; tăng cờng hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy nhà nớc; nâng cao quyền tự chủ của địa phơng, của cấp dới theo hớng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn.

CÁC NGUYấN TẮC XÃ HỘI

CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

TS. Nguyễn Thị Hồi

Một phần của tài liệu các nguyên tắc pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w