Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, nó đảm bảo cho nhân dân khả năng tự quyết định vận mệnh của dân tộc và đất nớc mình. Trong chế độ xã hội ta không chỉ có quyền lực nhà nớc thuộc về nhân dân mà quyền lực trong các tổ chức khác của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cũng thuộc về nhân dân.
Thời đại tất cả quyền lực thuộc về nhân dân chỉ thực sự bắt đầu khi cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi, chấm dứt tình trạng vô quyền và ách áp bức đối với ngời lao động. Nhân dân lao động - ngời sáng tạo ra lịch sử, họ là nguồn gốc của quyền lực. Trong chủ nghĩa xã hội chủ thể quyền lực là nhân dân lao động dẫn đến sự thay đổi về chất địa vị của ngời dân lao động. Ngời dân lao động từ chỗ hầu nh vô quyền, bị cầm quyền nay đã trở thành lực lợng cầm quyền, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình tổ chức và thực thi quyền lực, từ chỗ phải phục tùng, khuất phục, lệ thuộc vào quyền lực, đặc biệt là quyền lực nhà nớc của các giai cấp bóc lột, nhân dân đã trở thành chủ thể của quyền lực nhà nớc. Nhân dân không những tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực mà còn có quyền kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nớc, bộ máy của các tổ chức xã hội khác và nhân viên của các bộ máy đó.
Nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân thể hiện trên các phơng diện cơ bản là:
+ Nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc thành lập ra bộ máy nhà nớc và bộ máy các tổ chức xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ sở pháp lý để nhân dân thể hiện ý chí, phát huy quyền làm chủ của mình, trực tiếp bầu ra các cơ quan đại diện cho mình và thông qua hệ thống cơ quan đại diện đó để lập ra các cơ quan chấp hành, điều hành và các cơ quan khác. Nh vậy, quyền lực nhà nớc cũng nh quyền lực của các tổ chức chính trị- xã hội khác đều xuất phát từ nhân dân, thể hiện ý chí của nhân dân và thuộc về nhân dân.
+ Nhân dân tham gia quản lý và quyết định những công việc trọng đại của nhà nớc và xã hội. (Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nớc và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nớc và địa phơng, kiến nghị với cơ quan nhà nớc, biểu quyết khi nhà nớc tổ chức trng cầu ý dân, Điều 53 Hiến pháp Việt Nam 1992). Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi sự tham gia đông đảo của nhân dân vào quản lý các công việc nhà nớc và xã hội là cơ sở để nhân dân trực tiếp phát huy sức lực, trí tuệ, vai trò làm chủ của mình trong quản lý nhà nớc và xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nớc, tập thể, cá nhân. Sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nớc đợc coi là phơng pháp tuyệt diệu, phơng pháp đặc thù chỉ có thể thực hiện đợc một cách đầy đủ trong chủ nghĩa xã hội. Đúng là "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".
+ Pháp luật xã hội chủ nghĩa còn tạo cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nớc, cơ quan các tổ chức xã hội, nhân viên nhà nớc, các tổ chức và cá nhân khác đợc trao cho những quyền hạn nhất định để quản lý các công việc của nhà nớc và xã hội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, đồng thời là một trong những phơng pháp bảo đảm cho bộ máy nhà n- ớc và bộ máy các tổ chức xã hội hoạt động đúng mục đích, phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân, chống những biểu hiện tiêu cực nh quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, xa rời quần chúng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 2 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định: "Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nớc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực nhà nớc thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trớc nhân dân. Pháp luật Việt Nam còn quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nớc, nhân viên nhà nớc trong việc tôn trọng, bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc cũng nh những hình thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập bộ máy nhà nớc, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nớc và kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nớc, cán bộ, công chức, viên chức nhà n- ớc.
Ngoài ra pháp luật còn quy định những biện pháp để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, pháp luật, quản lý, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, cung cấp thông tin đầy đủ để dân biết, dân làm, dân kiểm tra các hoạt động của nhà nớc theo tinh thần mà Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra là: "Công tác quản lý không phải việc riêng của những ngời quản lý chuyên nghiệp, mà là sự nghiệp của nhân dân. Trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nớc, dù là quản lý hành chính hay quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý trật tự trị an đều cần có sự tham gia của quần chúng"(1). Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu thể chế hoá và xây dựng cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.