T ăng trưởng kinh tế
3.2.1. Bước đầu có sự kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong việc xây dựng, hoạch đị nh chính sách, quy ho ạ ch
phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1114/QĐ-TTg, đã định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ theo hướng khai thác có hiệu quả các thế mạnh tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước làm thủy lợi, thủy điện, biển, rừng và tiềm năng du lịch, dịch vụ nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng [110]. Bên cạnh những định hướng phát triển kinh tế thì quy hoạch cũng đã gắn nhiệm vụ “Bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, bãi bồi ven biển nhằm hạn chế tác hại của thiên tai bão lụt” như nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn vùng.
Về cơ bản, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020 đã xác định bảo vệ môi trường chính là một trong bốn mục tiêu cơ bản, trong đó, cần phải “Nhanh
chóng khôi phục hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, bãi bồi ven biển, trồng rừng phòng hộ. Bảo vệ và phát triển các loài động thực vật quý hiếm. Thực hiện vệ sinh môi trường trong sạch, bảo đảm đủ nước sạch cho sinh hoạt, nước biển không bị ô nhiễm. Khắc phục tiếng ồn, giải quyết chất thải, bụi ở khu công nghiệp và đô thị. Hạn chế cát bay, cát chảy, xói mòn, sụt lở; bồi lấp cửa sông ven biển” [110]. Những mục tiêu này đã được cụ thể hóa trong nhiệm vụ phát triển của từng ngành như đối với phát triển kết cấu hạ tầng, song song với việc xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống sân bay, cảng biển, các tuyến đường, cần chú trọng cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, xây dựng các công trình phòng chống lụt bão nhằm giảm nhẹ hậu quả của thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu. Về phát triển công nghiệp cần chú trọng việc xây dựng, cải tạo và đồng bộ hóa các khu công nghiệp, bảo đảm công nghệ sử dụng hiện đại, ít ảnh hưởng tới môi trường. Về nông - lâm - ngư nghiệp, cần xây dựng mô hình sản xuất bền vững, chú trọng việc vừa sản xuất, vừa bảo vệ nguồn lợi của sản xuất… Nhìn chung, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020đã bước đầu chú trọng việc kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Quy hoạch cũng đã phân cấp, phân quyền cho chính quyền các địa phương trong việc phân bổ các nguồn vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ để các địa phương chủ động trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Về phía địa phương, các tỉnh trong vùng cũng đã cụ thể hóa mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020 trong những chính sách phát triển riêng của tỉnh, của ngành tùy theo trường hợp cụ thể. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh cũng đã quán triệt và kết hợp những mục tiêu và nội dung về bảo vệ môi trường kết hợp với tăng trưởng kinh tế. Về cơ bản, công tác quy hoạch chung về kinh tế - xã hội của các tỉnh đều chú ý kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Các cơ quan quản lý nhà
nước đã tích cực phối hợp với các Viện nghiên cứu, các nhà tư vấn trong nước và quốc tế trong việc xây dựng quy hoạch trong đó có sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Bắc Trung bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đều có nhìn nhận những thành tựu, hạn chế và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với tăng chất lượng tăng trưởng, gìn giữ, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với nhiều chỉ tiêu cụ thể. Trước tiên những chỉ tiêu chủ yếu về môi trường được nêu ra trong phần Phương hướng chung của các bản Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành các Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015, xác định những giá trị định lượng về môi trường như tỷ lệ dân số đô thịđược dùng nước sạch; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ số cơ sở sản xuất mới có công trình xử lý chất thải bảo đảm theo tiêu chuẩn; tỷ lệ số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường từ 2010 cho tới năm 2015 hay tỷ lệ che phù rừng cần đạt được [40, tr.38]. Các chỉ tiêu này được cụ thể hóa khi Đảng bộ các tỉnh xác định nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể cho việc phát triển kinh tế của các tỉnh trong giai đoạn từ 2010 - 2015. Về nông nghiệp, hầu hết Đảng bộ các tỉnh đều xác định phải phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả, bền vững; tiến hành quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên cơ sở nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế so sánh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông sản hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gia tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, vừa bảo đảm được vùng nguyên liệu, vừa duy trì và bảo vệ được môi trường sinh thái cho cuộc sống của dân cư [40, tr.41-45]. Ngoài việc tập trung phát triển và nâng cao chất lượng phát triển, đặc biệt của các ngành công nghiệp dịch vụ, yêu cầu phát triển bền vững cho các địa phương còn thể hiện ở việc bảo đảm sự tăng trưởng hài hòa giữa kinh tế với khai thác, bảo vệ môi trường. Đối với các vùng khó khăn, các tỉnh Bắc Trung bộ đã chú trọng việc tăng
cường đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung và liên kết kinh tế với các khu vực khác; đối với các khu đô thị thì cần ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, hình thành các vành đai rau xanh, khu vực trồng hoa cây cảnh ở ngoại thành để bảo đảm cảnh quan, duy trì môi trường, môi sinh trong lành cho cư dân, giảm thiểu tác hại do phát triển kinh tế - công nghiệp quá nhanh tại các đô thị này [38, tr.54-60].
Về phân cấp, phân quyền trong quản lý môi trường tại các ban, ngành ở địa phương bước đầu có sự chuyển biến tích cực. Phân theo quản lý ngành dọc, có các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, dưới các sở có các đơn vị chuyên trách, chịu trách nhiệm đối với từng mảng công việc cụ thể. Tại các tỉnh và thành phố đều có thành lập các Chi cục Bảo vệ môi trường, hoạt động độc lập và làm nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt hoặc ban hành. Phân theo tuyến ngang, các Bộ ngành như: Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế… đều có cơ quan chuyên trách quản lý các vấn đề môi trường phát sinh của ngành. Nói chung về cơ bản, hệ thống pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành khá đầy đủ, bảo đảm chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phục vụ tốt cho quá trình tham mưu, đóng góp ý kiến trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực từ môi trường để phục vụ phát triển kinh tế một cách bền vững tại các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian vừa qua.
Là vùng kinh tế vẫn đang còn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, trong thời gian vừa qua, các tỉnh Bắc Trung bộđã có nhiều tiến bộ trong việc phát triển chương trình nông thôn mới. Về cơ bản trong quá trình tiến hành, các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước đã kết hợp những mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập bằng cách đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường; tăng cường cấp nước sạch và công tác vệ sinh môi trường nông thôn… Trên cơ sởđó từng bước tuyên truyền trong nhân dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.