HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, dù ở cấp độ thấp hay cao, mỗi một bước tiến của con người đều tác động đến môi trường tự nhiên dù ít, dù nhiều, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Vì con người buộc phải tác động vào giới tự nhiên, dùng vật phẩm của tự nhiên để sản xuất tạo cho mình các sản phẩm đáp ứng sự phát triển. Do vậy, việc con người tác động vào tự nhiên liên tục và lớn dần tạo nên sự phát triển của xã hội, hình thành nên các giá trị của xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, với những mục đích tăng trưởng kinh tế khác nhau, nhiều quốc gia đã để lại những hậu quả xấu về môi trường, về xã hội do bất chấp mọi điều đểđạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là sự tăng trưởng kinh tế không bền vững. Trước thực trạng đó, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học đã cảnh tỉnh và kêu gọi nhân loại cần bước vào kỷ nguyên của sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Nói cách khác, nhân loại cần tìm đến quan điểm, và các giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Xung quanh vấn đề này, trong thời gian gần đây đã có các tác giả trong và ngoài nước đề cập trên các phương diện khác nhau.
Bài viết Có phải suy thoái môi trường là hệ quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thông qua đường cong Kuznets môi trường - EKC [135] của Mohan Munasinghe cho rằng, những cải cách về kinh tế trên diện rộng thường góp phần thúc đẩy lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các tác dụng phụ khi trong quá trình cải cách kinh tế, người ta bỏ qua các chính sách khác, hoặc thị trường hay thể chế không hoàn hảo. Thông thường các biện pháp để khắc phục hậu quả không yêu cầu phải đảo ngược quá trình cải cách đó mà thay bằng việc đưa ra các biện pháp bổ sung vào việc thực hiện trước đó để loại bỏ sự không hoàn hảo. Cách tiếp cận EKC tìm cách liên hệ giữa môi trường và phát triển. Theo đó, các nước đang phát triển có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp, tiến hành chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng thông qua bất kỳ đường EKC tiềm năng nào, nhờ đó có thể tránh khỏi những phát triển có khả năng gây tổn hại tới môi trường. Tác giả cũng khuyến nghị các chính phủ cần quyết tâm trong việc tìm ra các chính sách cùng thắng để đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường; giảm thiểu tác hại đối với môi trường bằng các biện pháp khắc phục hậu quả trước đó, cải cách chính sách để tránh thiệt hại môi trường nghiêm trọng. Bài viết cũng chỉ ra việc áp dụng các chính sách bền vững hơn sẽ tạo điều kiện cho việc đạt được tăng trưởng cao hơn với chi phí môi trường thấp hơn.
Trong bài Lựa chọn chính sách nội bộ: trường hợp giữa ô nhiễm và tăng trưởng [134], tác giả Larry E.Jonesa và Rodolfo E.Manuellib đã phân tích mối quan hệ giữa hành vi cân bằng của hai đại lượng: mức độ ô nhiễm và thu nhập, trong bối cảnh xã hội tiến hành lựa chọn, thông qua biểu quyết, quy định về mức độ ô nhiễm cho phép là bao nhiêu. Các tác giảđã đi đến kết luận rằng, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường không hoàn toàn tỷ lệ và sự cân bằng tự nhiên giữa chúng phụ thuộc vào việc người ta bỏ phiếu cho các loại phí thải hay giới hạn trong việc lựa chọn công nghệ sử dụng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn chính sách nội bộ dựa trên tính không đồng nhất về các nguồn lực tiềm năng, tùy thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia áp dụng chính sách môi trường riêng của mình.
Tuy nhiên, hiện nay các mô hình tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mâu thuẫn với các mục tiêu bảo vệ môi trường, tất cả chúng đều có những giới hạn nhất định. Khi phân tích về Giới hạn của các mô hình tăng trưởng [136], Robert U.Ayres đã chỉ ra bốn điểm chính trong các mô hình tăng trưởng hiện nay là: (1) tăng trưởng kinh tế không phải và không bao giờ là thành phần quan trọng nhất đóng góp vào việc tăng phúc lợi của con người; (2) nếu xem xét một cách riêng biệt thì những tiến bộ khoa học - công nghệ luôn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ xã hội; (3) thương mại có thể đóng góp một phần cho tăng trưởng trong quá khứ, nhưng trong hiện tại lại gây ra những tác động tiêu cực cho sự giàu có của quốc gia và ảnh hưởng tới phúc lợi (trường hợp nghiên cứu ở Tây Âu và Bắc Mỹ) và (4) cả tăng trưởng (trong GDP) và thương mại đều có mâu thuẫn với các mục tiêu bảo vệ môi trường. Trên thực tế, sự gia tăng thịnh vượng khiến môi trường trở nên nhạy cảm hơn, nhiều quy trình được áp dụng trên thực tế gây ra sự suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu vềTăng trưởng kinh tế, sức chống đỡ và môi trường
[133], nhóm tác giả Kenneth Arrow, Bert Bolin, Robert Costanza, Partha Dasgupta, Carl Folke, C.S.Holling, Bengt-Owe Jansson, Simon Levin, Karl- Goran Maler, Charles Perrings, David Pimentel kết luận rằng tự do hóa kinh
tế và các chính sách khác thúc đẩy tăng trưởng sản lượng quốc gia là không thể thay thế cho chính sách môi trường. Ngược lại, nó cũng có thểđi cùng với cải cách chính sách chặt chẽ hơn. Đặc biệt, quan trọng là sự cần thiết phải cải cách để cải thiện các tín hiệu được nhận bởi người sử dụng tài nguyên. Thiệt hại môi trường, bao gồm mất khả năng phục hồi sinh thái, thường xảy ra đột ngột, và không tái tạo lại được. Nhưng hiếm khi thay đổi đột ngột có thể được dựđoán từ hệ thống tín hiệu thường nhận được hay ra quyết định trong thế giới ngày nay. Hơn nữa, các tín hiệu rằng có tồn tại thường không quan sát thấy, hoặc được hiểu sai, hoặc không phải là một phần của cơ cấu khuyến khích của xã hội. Điều này là do sự thiếu hiểu biết về tác động của những thay đổi trong các biến hệ sinh thái (ví dụ, ngưỡng, khả năng đệm và mất khả năng phục hồi) và sự hiện diện của những trở ngại về thể chế, chẳng hạn như thiếu quyền sở hữu được xác định rõ. Trên tất cả, với sự không chắc chắn cơ bản về bản chất của động lực học của hệ sinh thái và các hậu quả nghiêm trọng, chúng ta sẽ phải đối mặt nếu chúng ta đoán sai, điều cần thiết là phải hành động một cách thận trọng để duy trì sự đa dạng và khả năng phục hồi của hệ sinh thái.
Tăng trưởng kinh tế không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho chất lượng môi trường. Nội dung của tăng trưởng - thành phần đầu vào (bao gồm cả tài nguyên môi trường) và đầu ra (bao gồm cả chất thải) là vấn đề quan trọng. Các biện pháp mà nghiên cứu đưa ra sẽ không chỉ thúc đẩy hiệu quả cao hơn trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên môi trường ở tất cả các mức thu nhập, mà còn bảo đảm một quy mô bền vững của hoạt động kinh tế trong hệ thống hỗ trợ sự sống sinh thái. Bảo vệ năng lực của các hệ sinh thái để duy trì phúc lợi ngày càng có tầm quan trọng đối với các nước nghèo cũng nhưđối với nước giàu.
Trong nghiên cứu Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc [139], nhóm tác giả Wang Xiaolu, Fan Gang and Liu Peng đã sử dụng mô hình tăng trưởng Lucas để kiểm tra sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Trung Quốc, và thấy rằng sự chuyển đổi mô hình tăng
trưởng của Trung Quốc đang tăng lên trong suốt quá trình chuyển đổi. Các nguồn lực của sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng đang thay đổi, tiến trình công nghệ và việc nâng cao hiệu quả nguồn nội bộ đang được thay thế bằng các nguồn lực bên ngoài làm tăng hiệu quả. Nghiên cứu thực nghiệm này cũng cho thấy các tác động tiêu cực nội bộ lên sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng là quan trọng, tức là, việc mở rộng các chi phí hành chính của chính phủ và việc tiếp tục giảm trong tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng trên GDP. Giảđịnh rằng những vấn đề này có thể giải quyết được, Trung Quốc vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng trên 9% cho đến năm 2020.
Trong bài viết Tăng trưởng kinh tế, tính cạnh tranh quốc tế và bảo vệ
môi trường: Nghiên cứu phát triển và các chiến lược đổi mới với mô hình WARM [130] của Carlo Carraro, Marzio Galeotti cho thấy, người ta thường cho rằng những chính sách bảo vệ môi trường thường gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa nếu xét đơn lẻở một quốc gia chúng có thể làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Những lập luận đó nhìn chung đều dựa trên những giảđịnh là việc bảo vệ môi trường đồng nghĩa với áp dụng các chi phí xả thải (ví dụ như thuế Cacbon). Tuy nhiên, ba vấn đề cần được đặt ra là: một, thuế không phải là công cụ chính sách duy nhất; hai,
ngay cả khi chính sách thuế được thực hiện, điều quan trọng là đánh giá hiệu quả thông tin phản hồi đưa ra bởi việc quay vòng nguồn thu thuế; ba, quan trọng nhất là tiến bộ khoa học kỹ thuật không thể bỏ qua. Do đó, có thể cùng tồn tại chính sách cung cấp cả những ưu tiên cho các công ty áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường.
Sử dụng WARM, một mô hình cân bằng tổng thể của EU cho mỗi quốc gia thành viên, nghiên cứu trình bày kết quả mô phỏng đến năm 2015 về tác động của một số chính sách công nghiệp - môi trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường mà không cần thiết làm giảm tính cạnh tranh và giảm tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy các chính sách kích thích nghiên cứu và phát triển vì
môi trường, tiến bộ công nghệ và việc phổ biến chúng có thể cho phép các công ty với những khuyến khích đúng đắn sẽ làm giảm tác động tới môi trường, trong khi đó có thể giữ vững tính cạnh tranh của chúng trên thị trường.
Học giả Robert W.Haun và Robert N.Stavins trong bài Khuyến khích kinh tế cho việc bảo vệ môi trường: kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn [137], cho rằng trong nhiều thập kỷ nhiều nhà kinh tếđã đề cao ưu điểm của phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường hoặc động lực kinh tếđể bảo vệ môi trường. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Pigou đề nghịđiều chỉnh thuếđể khuyến khích các hoạt động có tác động bên ngoài hệ thống. Gần nửa thế kỷ sau, Dales chỉ ra rằng quyền sở hữu có thể chuyển nhượng được có thể khuyến khích việc bảo vệ môi trường với chi phí gia tăng thấp hơn các tiêu chuẩn thông thường. Có nhiều nghiên cứu đã được phát triển từ hai ý tưởng trên. Cho đến nay, những nghiên cứu đều tập trung vào việc sử dụng lệ phí và giấy phép có thể giao dịch để kiểm soát các vấn đề ô nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có một khoảng cách khá lớn giữa lý thuyết và áp dụng các công cụ đó mặc dù chúng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hàng thập kỷ. Các công cụ sử dụng trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường được chia thành hai nhóm chính: (1) Nhóm cho phép các công ty sự linh hoạt tương đối đểđạt được các mục tiêu - cách tiếp cận “ra lệnh và kiểm soát”; (2) Nhóm cho phép các công ty được linh hoạt hơn trong việc đưa ra những tiến bộ môi trường cùng với những động lực để tìm kiếm phương pháp hiệu quả hơn trong việc tạo ra các tiến bộ môi trường bền vững - cách tiếp cận dựa trên thị trường hoặc dựa trên động lực. Trên thực tế những công cụ ra lệnh và kiểm soát thường không mang lại hiệu quả bằng những công cụ dựa trên thị trường hoặc động lực bởi khi đó, các công ty sẽ buộc phải kiểm soát để đạt được yêu cầu về cùng một lượng phát thải chứ không phải kiểm soát tại cùng mức chi phí kiểm soát cận biên và do đó các giải pháp không đạt được hiệu quả về chi phí.
Hiện đã có rất nhiều học giả quan tâm tới bảo vệ môi trường thông qua tiếp cận dựa trên thị trường đối với tất cả bốn nhóm của chính sách cộng đồng
về môi trường - chính phủ, các ngành công nghiệp, các tổ chức môi trường, và các tổ chức giáo dục. Bên cạnh đó cách tiếp cận dựa trên động lực cũng chứng minh được ưu điểm khi cung cấp các công cụ có hiệu quả hơn về mặt chi phí để đạt được chất lượng môi trường nhất định - ít nhất là ở mặt lý thuyết. Tùy theo điều kiện và sự thích hợp đối với nền kinh tế, các quốc gia có thể lựa chọn các công cụ tác động dựa trên cách tiếp cận thị trường hoặc động lực hoặc phi thị trường, phù hợp với bối cảnh thể chế và văn hóa.
Để tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường, các học giả cũng đề xuất với chính quyền các cấp cần tăng cường các công cụ kinh tế trong thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững. Trong bài Các công cụ kinh tế cho quy
định về môi trường [138] của tác giả T.H.Tietenberg, Colby College có nêu ra vấn đề bảo vệ môi trường thông qua cách tiếp cận dựa trên động lực kinh tế, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được nghiên cứu một cách thận trọng và nghiêm túc, cung cấp những kiến thức nhất định cho các nhà hoạch định chính sách. Các nhà kinh tếđều khuyến cáo cần nâng cao mối quan tâm đối với việc thắt chặt kiểm soát về môi trường cũng như những mối nguy hiểm trong nền kinh tế địa phương với việc thắt chặt kiểm soát trong môi trường toàn cầu có tính cạnh tranh cao. Bài nghiên cứu tập trung vào việc khái quát hóa về hai cách tiếp cận tạo động lực kinh tế - buôn bán khí thải và phí xả thải - cũng như mối liên hệ giữa chúng tới các chính sách điều tiết truyền thống. Ví dụ như chương trình mua bán khí thải cố gắng tạo ra sự linh hoạt đối với các điều luật về tiêu chuẩn môi trường trong bộ luật của các chính phủ bằng cách mở rộng sự lựa chọn của các công ty, các ngành công nghiệp trong việc đáp ứng các chuẩn trần về môi trường. Hay như chính sách bù đắp đòi hỏi phải có các nguồn lực mới và mở rộng trong những khu vực “không đạt” các tiêu chuẩn môi trường, để bảo đảm thực hiện đầy đủ sự cắt giảm lượng phát thải. Hoặc chính sách ngân hàng khí thải cho phép các công ty thu gom các chứng nhận ERC (Emission Reduction Certification - Chứng nhận giảm phát thải) để sử dụng trong chính sách bù đắp, chính sách bong bóng hoặc
bán cho các công ty khác. Nói chung, các công cụ sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên động lực kinh tế tạo ra những giá trị tăng thêm, bổ sung doanh thu từ các chính sách này cho các nguồn ngân sách thu về bằng các con đường truyền thống khác. Các công cụ sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên động lực kinh tế góp phần giảm bóp méo việc phân bổ các nguồn lực, sản xuất không hiệu quả và nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu dùng.
Cũng có nhiều học giả nhìn nhận vai trò của công nghệđối với việc xây dựng chính sách và bảo vệ môi trường như là một nhân tố quan trọng. Khi bàn về việc Xem xét lại chính sách môi trường: Vai trò của đổi mới công nghệ [131], tác giả Carlo Carraroa và Domenico Siniscaico, đã nhận thấy vai trò của đổi mới công nghệ và tổ chức ảnh hưởng tới sự khôn ngoan trong các chính sách về môi