Chếđộ chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng quan trọng tới việc xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, chếđộ chính trị của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong định hướng, hướng dẫn, tạo khuôn khổ cho việc tổ chức và vận hành xã hội nói chung, trong đó, nó có vai trò quan trọng trong xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Thứ hai, chế độ chính trị giúp xác lập và định hình một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, là cơ sở, là môi trường để thực hiện các hoạt động kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thông qua thiết chế nhà nước, quốc gia có thể tạo lập những công cụ hữu ích để điều tiết một cách có hiệu quả mối quan hệ giữa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.
Thứ ba, chếđộ chính trị giúp hình thành khuôn khổ trật tự cho các quan hệ của các chủ thể trong xã hội, từ đó xác lập trật tự, quy tắc và những ràng buộc, những chuẩn mực cũng như những giá trị chung để quản lý xã hội. Điều này giúp góp phần hình thành nên quan niệm phát triển bền vững trong xã hội, tránh việc chạy theo những giá trị kinh tế ngắn hạn mà bỏ qua những giá trị dài hạn về kinh tế - xã hội và môi trường.
Thứ tư,chế độ chính trị góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện hạn chế những khuyết tật của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Với việc hình thành một hệ thống pháp luật, chính sách có độ tin cậy cao, có khả năng lan toả và đảm bảo quyền - lợi ích hợp pháp cho các chủ thể xã hội sẽ cung cấp những tiền đề và điều kiện cần thiết để hạn chế những khuyết tật như bất ổn kinh tế, chính trị hay xã hội; những lệch lạc trong thực hiện các
mục tiêu xã hội; tiêu cực kinh tế và những tổn hại về môi trường do khai thác kinh tế quá mức… Vì vậy, đểđảm bảo sự kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, Nhà nước cần phải xây dựng được một thể chế phù hợp, kết hợp hài hòa và hợp lý giữa kinh nghiệm và điều kiện thực tiễn quốc gia với kinh nghiệm quản trị nhà nước tiên tiến nhằm gia tăng sự tham gia của người dân trong xây dựng chính sách (trong đó có chính sách kinh tế với bảo vệ môi trường), tăng tính tuân thủ pháp luật, tăng trách nhiệm về môi trường đối với các chủ thể kinh tế…
Thứ năm,chế độ chính trị có vai trò kiểm soát các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn cũng như các nguồn đầu tư kinh tế. Trên cơ sở đó duy trì mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Thứ sáu,chếđộ chính trịđảm bảo các chủ thể kinh tế trong xã hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, trong đó có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Bởi vì, văn hóa có vai trò điều tiết sự nhận thức của các chủ thể xã hội trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Văn hóa được khẳng định là “một thành tố cơ bản của sự phát triển bền vững”, có khả năng góp phần mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Các giá trị và niềm tin của con người định hình mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên cũng như các cách thức con người quản lý và tác động đến môi trường tự nhiên.
Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường không chỉ giới hạn trong các hoạt động sản xuất mà còn bao gồm các yếu tố văn hóa xã hội như văn học, nghệ thuật, giáo dục, đặc biệt là phải xây dựng, phát triển văn hóa lao động, văn hóa sản xuất kinh doanh, văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nhân, văn hóa môi trường. Trong hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, nhân tố văn hóa sẽđịnh hướng cho quốc gia, vùng lãnh thổ đó muốn có sự phát triển bền vững nói chung và có sự kết hợp hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường nói riêng thì không những không được rập khuôn, áp dụng mô hình máy móc của các dân tộc khác, mà còn phải xác định được những đặc điểm, hệ giá trị phát triển của riêng dân tộc mình. Phải phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; chú ý đầy đủ yếu tố văn hóa, con người trong phát triển kinh tế; thực thi chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế; phát triển công nghiệp văn hóa, hoàn thiện thị trường sản phẩm văn hóa.