Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có quy hoạch, kế hoạch hợp lý cho việc kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trườ ng và

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 106)

T ăng trưởng kinh tế

3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có quy hoạch, kế hoạch hợp lý cho việc kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trườ ng và

thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch này chưa đáp ứng yêu cầu

Mặc dù bước đầu, trong phần lớn các kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại địa phương đã có sự gắn kết giữa mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội với bảo vệ môi trường. Nhưng nhìn chung, sự gắn kết này chỉ mới dừng lại nhiều ở mặt hình thức. Có thể thấy rõ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ và của từng tỉnh đến năm 2020 đều có những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường bên cạnh những chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các tỉnh Bắc Trung bộ chưa thấy rõ được những ảnh hưởng của bảo vệ môi trường tới các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, phần lớn các mục tiêu bảo vệ môi trường chưa được lượng hóa, tính toán cụ thể và lồng ghép hữu cơ vào các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của từng tỉnh, của vùng trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển. Điều này dẫn tới sự lúng túng trong việc đưa ra các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng như thực hiện chúng trên thực tế tại nhiều địa phương Bắc Trung bộ.

Mặt khác, trong hầu hết các báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh giai đoạn 2009 - 2014, bên cạnh mặt tích cực là phản ánh tình trạng môi trường cũng như ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế tới môi trường sống, tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn nhưng hầu hết chưa phân tích được hoặc chưa đưa ra được chi phí môi trường mà các hoạt động này gây nên. Tất

cả chỉ mới dừng lại ở việc mô tả, đo đạc nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường, khiến cho việc đánh giá và đưa ra những định hướng cho sự phát triển lâu dài của nhu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết các văn bản, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đều chưa thể hiện được rõ ràng, thống nhất sự cần thiết phải bảo vệ môi trường nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định của khu vực hay sự tăng trưởng kinh tế cao, ổn định là điều kiện tiên quyết nhằm tạo nguồn lực, động lực cho bảo vệ môi trường, quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bên cạnh đó, việc kết hợp, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng kinh tế - ổn định xã hội với bảo vệ môi trường cũng chỉ mới dừng lại ở một số các kế hoạch, chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước, còn đối với các kế hoạch, dự án phát triển của một số ngành, lĩnh vực và của đại đa số các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Một số ngành, lĩnh vực và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiểu và nắm rõ tầm quan trọng của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, vì vậy, ở đâu đó vẫn còn tình trạng chạy theo lợi nhuận, nhìn nhận những mục tiêu trước mắt mà vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, thiếu quy hoạch và quản lý trong sử dụng và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên… gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng và việc đáp ứng những nhu cầu của cả thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai.

Sự tăng lên của nhu cầu tiêu dùng kích thích sản xuất nhưng cũng làm gia tăng tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển của các ngành có sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn mâu thuẫn nhau và chưa được kết hợp một cách thoảđáng. Cộng với công nghệ sản xuất, chế biến lạc hậu, sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào và lượng rác thải lớn ra môi trường trong khi công nghệ xử lý rác thải sản xuất chưa được đầu tưđồng bộđã khiến cho các khu vực giàu đa dạng sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển bị khai thác quá mức, đứng trước nguy cơ ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng; chất lượng môi trường ngày càng suy giảm, gây ảnh hưởng

ngược lại tới cuộc sống và sản xuất của chính xã hội con người. Điều này cho thấy năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng tăng của xã hội.

Ngoài ra, trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của các tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung bộ còn hoạt động khá rời rạc, chưa tạo được sự liên kết vùng, ngành cần thiết. Do vậy, trong quá trình triển khai các hoạt động kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, hiệu quả chưa cao và chưa tạo được ảnh hưởng tích cực như mong muốn. Hầu hết việc quản lý nhà nước về môi trường nói riêng, phát triển bền vững ở Bắc Trung bộ nói chung còn thiếu phương thức quản lý tổng hợp ở cấp tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và liên ngành, trong khi đó lại xuất hiện sự chồng chéo về mặt chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành trong bảo vệ môi trường ở các địa phương. Công tác quản lý nhà nước về môi trường chỉ mới được thực hiện ở cấp tỉnh, cấp ngành, cấp huyện, xã, phường còn nhiều bất cập. Một số quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội - môi trường được xây dựng nhưng thiếu chế tài bắt buộc các địa phương, ngành, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân tham gia thực hiện; thiếu cơ chế giám sát thực hiện; thiếu cơ chế thanh, kiểm tra và chế tài xử phạt chưa nghiêm…

Hiện nay, thực tếở hầu hết các tỉnh Bắc Trung bộ cho thấy, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng vốn đầu tư và khai thác các nguồn tài nguyên thô, tỷ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường chưa cao, điều này phản ánh trình độ của nền kinh tế cơ bản vẫn phát triển theo chiều rộng, thiếu sự đầu tư phát triển cho chiều sâu, hầu hết các lĩnh vực sản xuất vẫn sử dụng các loại công nghệ lạc hậu, gây lãng phí đầu vào nguyên, nhiên liệu và gây ảnh hưởng lớn tới bảo vệ môi trường. Trong hầu hết các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Bắc Trung bộ chưa có những chính sách hữu hiệu, hiệu quảđể khuyến khích nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, năng lượng mới hay đẩy nhanh việc ứng dụng, chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Do vậy, việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường chưa được như mong muốn.

3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có hệ thống chính sách hợp lý bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với hệ thống

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)