T ăng trưởng kinh tế
4.2.4. Quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp
để tăng trưởng kinh tếđồng thời làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường
+ Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế phù hợp với yêu cầu bảo vệ
môi trường
Trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế, các tỉnh Bắc Trung bộ cần thiết phải đưa các chỉ số tác động môi trường vào trong tính toán sự tăng trưởng GDP, để từđó tính toán cụ thể, làm chủ quá trình phát triển kinh tế. Có cách thức, biện pháp thay đổi thái độ và phương pháp tác động vào tự nhiên đểđạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời hạn chế mức độ suy thoái môi trường. Kiểm soát được hoàn toàn các chỉ số tăng trưởng kinh tế. Chỉ ra được những chỉ số thay đổi môi trường do khai thác tự nhiên tạo ra. Đưa ra cách
phân tích, đánh giá chính xác tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên và mức độảnh hưởng của việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện tại của các thành phần, hoạt động kinh tế đến môi trường, môi sinh của địa phương. Hiện nay, tuy các chỉ tiêu về môi trường đã được đưa vào trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, các chỉ số về môi trường chưa được lượng hóa trong quá trình tính toán để xác định mức tăng trưởng kinh tế hợp lý cho từng thời kỳ của các địa phương nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng với bảo vệ, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình tăng trưởng, các chi phí về môi trường chưa được xác định và tính toán đầy đủ vào trong giá cả sản phẩm, dẫn tới thiếu nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khắc phục sự cố môi trường liên tục bị xuống cấp và không có đủ các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường có khả năng xảy ra. Việc đưa những chỉ số về mức độ ảnh hưởng tới môi trường và độ khan hiếm của các tài nguyên thiên nhiên trong mối tương quan với nhu cầu phát triển kinh tế là rất cần thiết để có thể sử dụng như là căn cứ trong việc ra các quyết định xây dựng chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội bền vững cũng như xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng, vừa bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa bảo đảm bảo vệ môi trường. Đồng thời, cũng cần xây dựng được hệ thống hạch toán kinh tế môi trường, tính toán các chỉ tiêu xã hội - môi trường vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc gia (SNA) tại từng địa phương, tạo nên một hệ thống hợp nhất, bảo đảm tính toán đầy đủ chi phí và tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội vào các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của quốc gia, từ đó có được những chính sách quản lý hợp lý bảo đảm tính bền vững trong sử dụng đối với hệ thống tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, địa phương, quốc gia.
Cần tiếp tục quy hoạch và triển khai thực hiện các đề án về bảo vệ môi trường, đặc biệt các đề tài ứng dụng công nghệ sạch hơn, công nghệ tiên tiến ít chất thải, công nghệ sinh học (Biotectonic), công nghệ xử lý môi trường
phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ… Bên cạnh đó cũng đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), xây dựng và phân vùng sinh thái nhạy cảm trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các làng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên…; tiến hành ngăn chặn triệt để các hành động phá hoại tài nguyên rừng, gây ô nhiễm nguồn nước tại các địa phương, đặc biệt, tại các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu vực đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trên cơ sở dựa vào nội lực là chính, kết hợp với việc tranh thủ các nguồn đầu tư của Trung ương, các nguồn vốn hỗ trợ hợp tác của các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cũng như các nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị và đầu tư các dự án bảo vệ, cải tạo, khôi phục môi trường. Tập trung xây dựng mới và cải tạo các công trình thuỷ lợi cũ trên địa bàn vừa phục vụ cho sản xuất cũng như cung cấp nước cho nhu cầu tiêu dùng. Bảo đảm kết hợp tốt tăng nhanh các giá trị kinh tế song song với bảo vệ môi trường.
Tiến hành đổi mới quy hoạch phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã; phát triển các hình thức hợp tác đa dạng trong các lĩnh vực: Chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến sau thu hoạch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh… nhằm tăng cường nguồn lực kinh tế cho lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, tiến tới xây dựng mô hình phát triển theo hướng bền vững.
+ Chuyển dịch cơ cấu để tăng trưởng kinh tế đồng thời làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường.
Một cơ cấu kinh tế phù hợp nhằm tăng trưởng kinh tế đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường với điều kiện của các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay bao gồm những nội dung sau:
- Mô hình tăng trưởng có sự kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó, xu hướng chủđạo là phát triển kinh tế theo chiều sâu thông qua việc đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học và công
nghệ của khu vực, tích cực khuyến khích hoạt động chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ sạch và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại các địa phương.
- Cần tăng cường nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả của quá trình tăng trưởng. Cần có nhiều biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chuyển đổi mô hình sản xuất hiện tại - dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu, sang mô hình chủđộng khai thác lợi thế cạnh tranh của vùng, tăng giá trị gia tăng trong sản xuất, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ nhằm chủ động hơn trong quá trình sản xuất các hàng hóa trung gian, cung cấp đầu vào cho quá trình chế biến, hội nhập sâu vào quá trình phân công lao động quốc gia và quốc tế.
- Cần thiết lập các mục tiêu dài hạn của tăng trưởng, chú trọng đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và bền vững; kiện toàn hệ thống cơ chế chính sách, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực nhằm khơi nguồn cho đầu tư và tăng trưởng dài hạn.
- Mô hình tăng trưởng phải bền vững, vì mục tiêu bảo vệ môi trường và vì sự phát triển chung của con người, trong đó, cần có chính sách sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, chú trọng nâng cao khả năng tái sinh tài nguyên, chủ động phòng chống, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường từ các nguồn có khả năng gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, cần phát triển mô hình tăng trưởng carbon thấp, tăng trưởng kinh tế xanh, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.
Để thay đổi cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng theo hướng tăng trưởng kinh tế nhưng làm tốt bảo vệ môi trường tại các tỉnh Bắc Trung bộ, cần tiến hành các nhiệm vụ sau:
Một là, tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành nghề, thành phần kinh tế, tái cấu trúc đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Từ đó, tiến tới giảm dần tỷ trọng của vốn đầu tư trong tăng trưởng GDP của vùng, của tỉnh, nâng tỷ trọng đầu tư cho bảo vệ môi trường, những ngành phát triển bền vững.
Hai là, có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế của tỉnh và của vùng bằng việc liên tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng mở rộng và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển theo cơ chế thị trường có định hướng của Nhà nước; đẩy mạnh phong trào phòng và chống tham nhũng trong các cơ quan công quyền; giảm dần sự phiền hà, nhũng nhiễu, phức tạp trong các thủ tục hành chính liên quan tới đầu tư, kinh doanh…; khuyến khích và thúc đẩy đổi mới công nghệ, đặc biệt những ngành có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nền kinh tế, những ngành mũi nhọn về bảo vệ môi trường.
Ba là, đầu tư chiều sâu cho các yếu tố cốt lõi của sự tăng trưởng bền vững bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng phù hợp địa hình, thời tiết, môi trường chất lượng và năng lực của đội ngũ lao động, chất lượng và số lượng của đội ngũ khoa học và công nghệ.
Bốn là, liên tục rà soát, loại bỏ, sửa đổi, bổ sung, cải cách thể chế để điều chỉnh kịp thời các quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường mới phát sinh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần cân đối và sử dụng hợp lý các nguồn lực nội sinh, ngoại sinh cho các mục tiêu phát triển bền vững. Xây dựng một nền hành chính phục vụ dựa trên cơ sở hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ, bổ khuyết và hoàn thiện cho cơ chế thị trường, giảm dần sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước vào nền kinh tế có thể làm méo mó thị trường [29, tr.24-34].
Cụ thể, đối với từng lĩnh vực, cần có những chính sách phù hợp nhằm thay đổi phương thức sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường nhưng vẫn bảo đảm sự phát triển ổn định và lâu dài:
- Giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các địa phương. Hiện nay, các tỉnh Bắc Trung bộ đang thực hiện nội dung này khá hiệu quả. Năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh chỉ
còn 18,2% [88]; Nghệ An phát huy lợi thế nguồn lực tự nhiên đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. “Dần dần hình thành các cụm chăn nuôi tập trung cho các hộ gia đình… rút dần chăn nuôi xen kẻ trong dân vừa khó quản lý dịch bệnh vừa gây ô nhiễm môi trường” [122]. Xây dựng được các sản phẩm chủ lực trong phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm của địa phương để có sự tập trung đầu tư đúng trọng điểm, vừa thu được giá trị kinh tế cao, vừa thuận lợi trong đầu tư khai thác và làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Ứng dụng công nghệ sản xuất năng suất cao, thân thiện với môi trường. Nâng cao giá trị sản xuất ngành thuỷ sản, phát triển mạnh cả ba lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng các sản phẩm chủ lực.
- Tập trung đáp ứng tốt nhất nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. “Bảo đảm 95 - 98% nước hợp vệ sinh cho các cụm dân cư nông thôn”. Các địa phương chủđộng trong việc khảo sát, đánh giá, đưa vào khai thác, sử dụng nguồn nước trên địa bàn. Chấm dứt tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Không sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Không gây ô nhiễm mới nguồn nước mặt. Các địa phương, đơn vị có tốc đô phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh như Hà Tĩnh, Thanh Hóa phải có chiến lược quy hoạch đầy đủ nguồn nước vừa đáp ứng cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt cho mọi địa bàn dân cư.
- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong việc theo dõi, kiểm soát môi trường. Xây dựng biểu đánh giá tác động môi trường trong từng hoạt động, chương trình kinh tế cụ thể.
4.2.5. Hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường của các