Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 112 - 113)

T ăng trưởng kinh tế

3.4.1. Nguyên nhân của thành tựu

Thứ nhất, nhờ vào quyết tâm cao độ của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể cũng như toàn dân ta trong việc xây dựng nền kinh tế xanh, đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, đảm bảo một cuộc sống bền vững cho toàn dân tộc trong hiện tại và tương lai. Điều này được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp quy cũng như các Quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng tỉnh, trong đó có yêu cầu lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường với các chỉ tiêu phát triển kinh tế khác nhau.

Thứ hai, chúng ta đã hình thành về cơ bản hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, giúp đảm bảo quản lý hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như duy trì trật tự về trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường sinh thái của các doanh nghiệp.

Thứ ba, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của vùng theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đã tạo ra những bước chuyển quan trọng, góp phần từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn vùng, nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện tốt hơn những mục tiêu về môi trường. Đặc biệt, trong các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của vùng như công nghiệp vật liệu xây dựng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất đã bắt đầu đi vào đầu tư chiều sâu, góp phần khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày một hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp cũng chuyển hướng tích cực theo cơ chế thị trường, tăng hàm lượng đầu tư về vốn và khoa học kỹ thuật, giúp tăng năng suất, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình phát triển trong khi vẫn đảm bảo được các yêu cầu về môi trường sinh thái.

Thứ tư, sự tích cực, chủđộng của các tỉnh vùng Bắc Trung bộ trong việc thực hiện kết hợp các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cũng như trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ đều khẳng định nhiều lần, thể hiện sự quyết tâm cũng như nỗ lực của các địa phương trong vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững.

Thứ năm, sự năng động của các doanh nghiệp trong vùng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi công nghệ sử dụng, giúp hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình sản xuất tới môi trường tự nhiên và sử dụng hợp lý hơn các nguồn nguyên liệu đầu vào. Đặc biệt, đã có sự chú trọng đầu tư cho các ngành công nghiệp có tiềm năng trong vùng, hướng tới sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tăng cường phát triển các ngành công nghiệp chế biến và chế biến sâu nhằm giảm thiểu sự khai thác tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế. Đối với những ngành nghề truyền thống, đã có sự chuyển đổi, đầu tư nâng cấp công nghệ, tránh sử dụng công nghệ tiêu tốn nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường.

Thứ sáu, sự vào cuộc quyết liệt của Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng như các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức quần chúng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nhân về bảo vệ môi trường, tiêu dùng xanh.

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)