T ăng trưởng kinh tế
4.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của các cấp chính quyền, sự tham gia chủđộng, tích cực của Mặt tr ậ n T ổ
quốc và các đoàn thể trong việc kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
Các cấp, các ngành phải xác định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững và cần phải thể hiện được những mục tiêu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng ngành cụ thể. Các cấp ủy đảng cần quán triệt áp dụng cơ chế phát triển bền vững như là cầu nối giữa các bộ, ngành, địa phương, chỉ đạo việc liên kết các vấn đề môi trường với các vấn đề kinh tế - xã hội khi ra các quy hoạch, quyết định phát triển. Cần chú trọng việc gắn kết hữu cơ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động môi trường với các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngay từ khi hình thành và trong suốt quá trình thực hiện với sự tham gia của tất cả các cơ quan chức năng có liên quan của bộ máy nhà nước cũng như khuyến khích sự tham gia, giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
Bên cạnh tăng cường chỉ đạo việc xây dựng năng lực ứng phó nhanh chóng và hiệu quảđối với các sự cố môi trường có thể xảy ra, các cấp ủy đảng cần đề cao tư tưởng phòng ngừa các sự cố môi trường, lấy phòng ngừa làm chính. Tư tưởng phòng ngừa này phải được thể hiện ngay trong các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và từng dự án đầu tư. Cần khắc phục tư tưởng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà coi nhẹ việc duy trì, bảo vệ và tái tạo môi trường, bỏ qua nhân tố môi trường trong tiến trình phát triển của kinh tế - xã hội. Muốn kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tại các địa phương, cần có sự phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng cho các cấp chính quyền, với sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng và sự tham gia chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Trong đó, Ban cán sự Đảng, UBND của các tỉnh, địa phương, ngành cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo, đề ra chương trình hành động, đôn đốc thực hiện và theo dõi sát sao việc thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị tại địa phương mình. Ngoài ra, các cấp ủy đảng cũng cần chú trọng đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm hoặc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh, vùng trong từng thời kỳ. Các cấp chính quyền phải cụ thể hóa được các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trong mọi chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương. Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng còn được thể hiện ở việc tham gia góp ý, sửa đổi, bổ sung và thực thi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng như các luật, điều luật có liên quan tới bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Đảng ủy các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền tăng cường trách nhiệm trong việc lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong các chương trình hoạt động của ngành, địa phương mình. Hàng năm phải tổ chức kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm của đơn vị trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW nhằm rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả thực hiện trong thời gian tiếp theo. Ởđây cần xác định Đảng là lực lượng nòng cốt, có
vai trò chủđạo trong chỉđạo, đôn đốc và thực hiện các nhiệm vụ kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và để; tăng cường năng lực lãnh đạo và quản lý nhà nước về phát triển bền vững, các cấp ủy đảng tại các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng tới việc tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức và đội ngũ cán bộ có liên quan tới công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở các cấp.
Kinh nghiệm cho thấy công việc thuộc lĩnh vực môi trường được tiến hành một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt khi có sự tham gia và giám sát chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng và các cộng đồng dân cư. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác cần đề cao trách nhiệm trong việc tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 41/NQ-TW cũng như đưa công tác bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động hàng tháng, quý, năm của mình. Việc thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW cần tuân theo tinh thần xem bảo vệ môi trường vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi tổ chức, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ văn minh của một xã hội hiện đại. Đặc biệt, cần tạo mọi điều kiện để cộng đồng và quần chúng tham gia sâu rộng vào các công việc bảo vệ môi trường bằng việc tăng cường các cơ chế tiếp cận thông tin, tham gia và đóng góp tích cực vào các chủ trương, quyết định quan trọng về nền kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương, tham gia ý kiến vềđánh giá tác động môi trường đối với một số công trình lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế - xã hội và môi sinh của cộng đồng… Điều này cũng giúp cho các chính sách về kinh tế - xã hội - môi trường được đề ra sâu sát với tình hình thực tế, bảo đảm lợi ích cơ bản của người dân, đạt được sựđồng tình của nhân dân khi đưa vào triển khai, thực hiện.
Trong tình hình hiện nay của các tỉnh Bắc Trung bộ, bảo vệ môi trường kết hợp với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa phức tạp, có tính chất đa ngành và liên vùng cao. Vì vậy, việc nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của nhà
nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng dân cư chính là chìa khóa đoàn kết, giải quyết những khó khăn bước đầu và tạo nên sựđồng thuận để cùng thực hiện các giải pháp được đề ra trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
4.2.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân trong vùng về tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa tăng