Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm chỉ hai hiện tượng kinh tế khác nhau nhưng có quan hệ với nhau. Nói cách khác, khái niệm tăng trưởng và phát triển dùng để chỉ những biến đổi về lượng và chất của nền kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới trong những khoảng thời gian nhất định. Khái niệm phát triển kinh tế rộng hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế là một khái niệm bao gồm cả việc gia tăng về sản lượng kinh tế, cơ cấu kinh tế lẫn việc nâng cao mức sống cho người dân và trình độ văn minh của xã hội. Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng phát triển kinh tế còn bao gồm sự đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân; tăng dân số thành thị, giảm dân số nông thôn; đổi mới cơ cấu tiêu dùng; việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, giải trí, nghỉ mát gia tăng; phần thu nhập chi vào nhu cầu thiết yếu không lớn; trình độ văn hóa, giáo dục, y tếđược cải thiện rõ rệt, v.v.. [36, tr.31-33].
Như vậy, bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, theo nghĩa rộng nhất tăng trưởng kinh tế là phương tiện cơ bản đểđạt
được phát triển kinh tế, nhưng bản thân tăng trưởng lại là một đại lượng không hoàn hảo của sự tiến bộ [74, tr.14]. Về điểm chung, tăng trưởng và phát triển đều là những khái niệm được dùng khi muốn nói tới những biến đổi về lượng và chất của nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, tăng trưởng tập trung nói lên sự chuyển dịch về mặt lượng, còn phát triển nói lên tính định hướng và chất lượng của sự chuyển dịch đó (mặt chất). Vì vậy, có thể coi tăng trưởng là phương tiện cơ bản nhất giúp đạt được sự phát triển bởi tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua sự thay đổi về mặt lượng, các kích thước vật chất của nền kinh tế, nhưng nó chưa chắc đã dẫn đến sự tiến bộ xã hội hay sự phát triển toàn diện theo hướng đầy đủ hơn, có hiệu quả hơn và tốt đẹp hơn. Theo các quan điểm hiện nay, phát triển kinh tế phải bao gồm cả những mục tiêu về xã hội (xóa đói giảm nghèo, thỏa mãn nhu cầu phát triển cơ bản của dân cư, đạt được công bằng xã hội, tạo ra sự đoàn kết trong các cộng đồng dân cư và nâng cao phẩm giá con người) bên cạnh những sự phát triển thuần túy về kinh tế. Nói cách khác, khái niệm phát triển kinh tế rộng hơn, bao hàm khái niệm tăng trưởng kinh tế. Như vậy, không có tăng trưởng kinh tế thì không thể có phát triển kinh tế và phát triển kinh tế chính là điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Mục tiêu của phát triển chính là vì con người. Do đó, phát triển bao trùm lên tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị. Theo quan niệm của Liên Hợp quốc thì “phát triển con người là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương tiện” [64].
Ngày nay, sự phát triển xã hội không chỉ do yếu tố kinh tế quyết định, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác. Bởi vậy, mà lý thuyết phát triển hiện đại bao gồm các yếu tố từ chính trị, kinh tế, tâm lý, đến xã hội, văn hóa, sinh thái, mà trong đó văn hóa ngày càng trở thành mục tiêu, động lực và hệđiều chỉnh đối với sự phát triển. Điều đó cho thấy, hiện tại thế giới văn minh nhìn nhận sự phát triển của một đất nước luôn trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển. Đánh giá tiêu chí về đất nước phát triển không chỉ đơn thuần ở mặt
tăng trưởng kinh tế, ở mức thu nhập bình quân cao về GDP hay GNP tính theo đầu người, mà chú ý nhiều hơn đến các chỉ tiêu phát triển xã hội. Một quốc gia muốn được coi là phát triển tốt đẹp, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế, quốc gia đó còn phải đạt những chỉ số chung về mặt xã hội.