T ăng trưởng kinh tế
3.2.2. Kinh tế có bước tăng trưởng mạnh mẽ do biết khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn
nguyên thiên nhiên ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ
và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, căn cứ vào đặc điểm địa lý và tài nguyên thiên nhiên của vùng, Chính phủ có định hướng ưu tiên phát triển và đầu tư theo hướng “khai thác hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoáng sản (sắt, thiếc, cao lanh, dầu mỏ…), tài nguyên nước làm thủy lợi và thủy điện, biển, rừng và tài nguyên du lịch, dịch vụ” [110] nhằm tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Cũng có thể thấy, đối với các tỉnh Bắc Trung bộ, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên đang là trụ cột chính cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả về mặt xã hội.
Đáng chú ý là, kinh tế của vùng cũng đang dần loại bỏ sựđầu tư dàn trải như trước đây mà thay vào đó, tập trung chủ yếu vào khai thác và phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (chủ yếu là xi măng và đá xây dựng), công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất (hóa lọc dầu, xút), chế biến nông, lâm, hải sản. Việc đầu tư cũng tập trung vào một số vùng cơ bản có thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm hình thành các khu công nghiệp mạnh của vùng như Nghi Sơn, Hoàng Mai, Thạch Khê, Vũng Áng…
Nhìn chung trong những năm vừa qua, kinh tế - xã hội của vùng có nhiều biến chuyển, giúp cải thiện đời sống người dân trong vùng. Kết quả này do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là do các tỉnh Bắc Trung bộ đã biết khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên môi trường cho tăng trưởng kinh tế.
Về nông nghiệp, Chính phủ và các tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp theo cơ chế thị trường, đầu tư thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm, phát triển chăn nuôi, hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến như: mía, sắn, cao su ở Tây Thanh Hoá; cà phê, chè, bò sữa ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; các vùng thâm canh cây lúa ở khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp nhưng vẫn bảo vệđược môi trường.
Về lâm nghiệp, ở tất cả các tỉnh đều có chủ trương vừa bảo vệ, vừa khoanh nuôi, trồng mới và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên rừng, vừa bảo đảm được chức năng phòng hộ, vừa bảo đảm bảo vệ môi trường cho các địa phương. Đây là hướng đi đúng đắn và đang giúp hình thành nên các khu vực khai thác lâm nghiệp lớn, mang lại nguồn lợi về kinh tế kết hợp với bảo vệ tài nguyên rừng quý giá của các tỉnh.
Về ngư nghiệp, các tỉnh, đặc biệt là Nghệ An và Thanh Hóa, nơi có nhiều ngư trường lớn của vùng, đã chú trọng việc phát triển đánh bắt thủy sản và nuôi trồng theo hướng hiệu quả, bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định cho việc chế biến xuất khẩu, một mặt, tạo ra giá trị cho ngư dân, một khác, giúp gắn bó môi trường chặt chẽ với nguồn lợi khai thác của các ngư trường, tạo sự ràng buộc để người dân cùng với chính quyền chung tay trong vấn đề bảo vệ nguồn nước và các nguồn lực thủy sản trên địa bàn.
Về công nghiệp, toàn vùng đã có sự phát triển nhanh và vững chắc một số ngành công nghiệp chủ chốt, tạo nền tảng và bước đột phá về tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Các ngành công nghiệp chủ yếu được tập trung là công nghiệp cơ bản, công nghiệp công nghệ cao như: lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử. Bên cạnh đó, Bắc Trung bộ cũng đã tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp mà vùng có thế mạnh, sử dụng nhiều lao động như xi măng, vật liệu xây dựng, thủy điện, may mặc, da giầy và phát triển các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, khi phát triển những ngành này, các tỉnh Bắc Trung bộ đều chú ý quan tâm vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này đã giúp tạo nên diện mạo mới cho toàn vùng, tăng GDP của các tỉnh và tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
Về dịch vụ, trong thời gian vừa qua các ngành dịch vụ và du lịch đã được phát triển dựa trên những lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý, khí hậu, hệ sinh thái của vùng, phong cảnh, hang động thiên nhiên. Hệ thống giao thông vận tải được phát triển nhanh chóng, tạo sự giao lưu thuận lợi trong vùng và giữa các vùng kinh tế với nhau; các loại hình vận tải ngày càng đa dạng, số lượng các phương tiện vận tải tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ khác như: bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… tiếp tục phát triển với mạng lưới ngày càng được mở rộng và chất lượng phục vụ ngày càng tăng. Ngành du lịch, trong đó du lịch nhân văn và du lịch sinh thái ngày càng phát triển, mạng lưới cơ sở lưu trú phát triển khá, chất lượng phục vụđược nâng lên, hoạt động liên kết du lịch giữa các địa phương được tăng cường đã từng bước khẳng định được thương hiệu du lịch Bắc Trung bộ, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, tạo điều kiện vừa khai thác tiềm năng du lịch, vừa tạo sinh kế cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho khu vực.
Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhờ việc tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng của khu vực từng bước được hình thành đồng bộ cả về đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không. Hệ thống giao thông từđường quốc lộ, ven biển, tỉnh lộ, các tuyến đường liên huyện và liên xã được đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ, tạo
điều kiện trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thịđược quan tâm đầu tưđồng bộ, nhất là đầu tư cho xử lý chất thải công nghiệp.
Hiện nay, tại các tỉnh Bắc Trung bộđã có sự thay đổi trong tỷ trọng các ngành đóng góp vào GDP chung của tỉnh, của vùng, phản ánh sự chuyển dịch tích cực của nền kinh tế, giảm và hạn chế bớt những ngành phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thu được thấp. Trong vấn đề quy hoạch, phát triển kinh tế nói chung, chính quyền các tỉnh đã có sựưu tiên, hỗ trợ phát triển các ngành có công nghệ cao, chế biến sâu, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới.
Nếu nhìn vào chất lượng tăng trưởng kinh tế của Bắc Trung bộ thời gian vừa qua có thể thấy, vùng đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Xét ở khía cạnh đầu vào của tăng trưởng kinh tế, điều này chứng tỏ toàn vùng đã có kế hoạch sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm sự cung ứng liên tục và dự trữ dồi dào cho sự phát triển của sản xuất và sinh hoạt trong vùng. Nếu xét tới khía cạnh các thành phần cấu thành GDP, có thể thấy mặc dù mức độ tích lũy vốn vẫn đang chiếm phần lớn trong việc đóng góp vào thành phần cấu thành GDP của vùng, nhưng đã có sự giảm dần mang tính tích cực. Điều này cho thấy nền kinh tế của vùng đang dần chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ khai thác và sử dụng các tài nguyên thô, sơ chế sang sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hơn các nguồn tài nguyên. Do đó, căn cứ vào sựổn định trong tốc độ tăng trưởng và sựđóng góp của vốn trong thành phần cấu thành GDP, có thể thấy chất lượng tăng trưởng của kinh tế Bắc Trung bộđang dần dịch chuyển theo hướng tích cực, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có chuyển biến nhiều hơn về công nghệ sử dụng, khai thác và sản xuất. Điều này chứng tỏ việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong khu vực đã đạt kết quảđáng khích lệ.