T ăng trưởng kinh tế
4.1.3. Tránh tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế, hạ thấp bảo vệ môi trường và ngược lại tránh tuyệt đối hóa bảo vệ môi trường, coi nh ẹ t ă ng
trưởng kinh tế
Theo C.Mác, lịch sử phát triển của xã hội loài người chỉ là giai đoạn phát triển cao trong sự phát triển thống nhất giữa lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Trong các giai đoạn phát triển trước, con người chỉ chú ý phát triển kinh tế, chưa nhận thức được tác hại và hậu quả của việc khai thác tự nhiên quá mức, và hậu quả mà nó gây ra cho cuộc sống của chính họ. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định những hành động thiếu kế hoạch và suy nghĩ thận
trọng của con người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả khôn lường không chỉđối với cuộc sống của con người mà cả đối với môi trường tự nhiên. Để khắc phục điều này, ngay trong những chính sách phát triển và hành động của con người, cần phải có sự cân nhắc giữa lợi ích về mặt kinh tế với nghĩa vụ phải bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên - môi trường - môi sinh. Đây chính là yêu cầu chung, khách quan đối với việc xây dựng hệ thống chính sách phát triển của tất cả các quốc gia, các vùng trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên, xét về mặt khách quan trong hệ thống chính sách, văn bản pháp luật và công cụ điều tiết của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Bắc Trung bộ vẫn chưa được thể hiện rõ rệt và đầy đủ. Nếu xét về các chính sách kinh tế - xã hội như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng tỉnh, có thể thấy hầu hết các nhà quy hoạch còn quá chú trọng về mặt lượng của tăng trưởng, phát triển kinh tế khi đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, và ổn định về mặt xã hội, trong khi đó các chỉ tiêu về môi trường thường chỉđược nhắc đến riêng rẽ, chưa có sự thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, như trong Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, Chính phủ có đưa vào các mục tiêu cụ thể về môi trường nhằm phát triển vùng bền vững trong giai đoạn tiếp theo nhưng trong các mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, các mục tiêu bảo vệ môi trường chưa được lồng ghép và thể hiện rõ. Và ngược lại, trong các mục tiêu về môi trường cũng chưa thể hiện được những định hướng cho sự phát triển lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu tương lai của xã hội. Trên thực tế, không thể phủ nhận rằng các cấp chính quyền đã có sựđầu tư và quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, lồng ghép những mục tiêu về môi trường trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở việc đưa các mục tiêu định lượng, trong khi đó, mối quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế - xã hội với môi trường chưa được đan xen lẫn nhau,
chưa được thể hiện rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường nhằm duy trì và đạt được sự tăng trưởng kinh tế, ổn định về xã hội; hay cần phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội để bảo đảm bảo vệ được môi trường, môi sinh cho cộng đồng xã hội. Nói tóm lại, trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của các tỉnh Bắc Trung bộ chưa phản ánh được động cơ kinh tế của việc bảo vệ môi trường cũng như động cơ môi trường trong phát triển kinh tế, điều này dẫn tới sự rời rạc trong chính sách, lúng túng trong tìm kiếm và triển khai giải pháp phát triển bền vững.
Để có thểđưa ra được một chính sách thống nhất, nhất quán và thể hiện được sự kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, trong suốt quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ, tham chiếu lẫn nhau giữa các nhà kinh tế, các nhà môi trường và các nhà hoạch định chính sách trong từng bước, từng khâu và từng giai đoạn của quá trình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Điều này giúp giảm thiểu xu hướng quá tuyệt đối hóa về mặt tăng trưởng kinh tế hay bảo vệ môi trường trong một chính sách phát triển, bảo đảm sự hài hòa và lợi ích của tất cả các đối tượng mà chính sách đó điều chỉnh, tạo nên hiệu quả cao hơn trong quá trình thực thi chính sách.
Để có thể lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường trong những chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của tỉnh từng thời kỳ cần phải chú trọng gắn kết, lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững ngay từ đầu vào các chương trình phát triển, chiến lược, quy hoạch kinh tế - xã hội - môi trường của từng địa phương. Các kế hoạch này cần phải cụ thể hóa quan điểm phát triển bền vững bằng cách đưa ra lộ trình và chính sách cụ thể để thực hiện đúng, thành công các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội - môi trường. Bên cạnh đó, cần gắn chặt việc tăng trưởng kinh tế với bảo đảm mức sống và nâng cao phúc lợi cho người dân, đặc biệt
những nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo thông qua gắn kết chặt chẽ mục tiêu tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền vững trong từng kế hoạch phát triển, từng giai đoạn phát triển. Theo đó, cần coi chính sách xóa đói giảm nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, cần chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm mà còn là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong các chính sách về phát triển. Trong các văn kiện của Đảng ủy các cấp, của các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xây dựng tuân thủ theo đúng Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam và của vùng, của tỉnh thông qua hệ thống nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển của từng ngành, thực hiện mười chín lĩnh vực ưu tiên về kinh tế - xã hội - môi trường của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững quốc gia, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Để tránh coi trọng quá mức tăng trưởng kinh tế coi nhẹ việc bảo vệ môi trường, các tỉnh Bắc Trung bộ, trong thời gian tới cần thực hiện tốt những mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020 có trên 95% dân số nông thôn và 100% dân số thành thịđược sử dụng nước sạch hợp vệ sinh;
- Phấn đấu đến năm 2020 các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tếđược xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Nâng độ che phủ rừng từ 47% năm 2010 lên 58% vào năm 2020. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; bảo vệ hệ sinh thái biển, ven biển và đa dạng sinh học, hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; chủ động phòng, tránh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của bão, lũ, thiên tai, biến đổi khí hậu [110].
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, các tỉnh Bắc Trung bộ cần đẩy mạnh việc phòng ngừa các sự cố môi trường, hạn chế và khắc phục nhanh chóng đối với các khu vực có môi trường bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Tăng cường công tác điều tra hàng năm nhằm quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, cần lập kế hoạch để bảo vệ, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó một cách bền vững, vừa bảo đảm được nhu cầu phát triển của sản xuất, vừa bảo vệ được tính đa dạng sinh học và bảo đảm cho nhu cầu trong tương lai. Nâng cao năng lực dự báo của địa phương về các lĩnh vực như khả năng và tốc độ phát triển kinh tế, sự tăng trưởng về mặt xã hội và mối liên hệ tới nhu cầu sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như ảnh hưởng của những hoạt động kinh tế - xã hội tới môi trường xung quanh. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng các nguồn lực và khoa học kỹ thuật bên ngoài để đẩy nhanh tiến trình phát triển bền vững của vùng. Đối với các ngành sản xuất khi đặt ra chỉ tiêu phát triển cần chú ý kết hợp với bảo vệ môi trường.
Về nông nghiệp, cần xem xét, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng. Chủđộng áp dụng các loại giống cây trồng mới, công nghệ sản xuất phù hợp, nâng cao độ bền vững của sản xuất, tránh ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí… tại các vùng canh tác.
Về thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp và bán công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn sinh thái các vùng nước. Đầu tư nâng cấp hệ thống nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản (hệ thống hồ, đầm, phá; hệ thống tàu thuyền và kết cấu hạ tầng nghề cá…) phù hợp với từng vùng, địa phương có lợi thế trong nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, vừa bảo đảm sinh kế cho người dân, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, vừa giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học các vùng nước.
Về lâm nghiệp, tăng cường các hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; khoanh nuôi và tái sinh rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn
gen động thực vật quý hiếm… Đặc biệt, đối với đặc điểm địa hình rừng xen lẫn trong dân cư, cần phải gắn lợi ích kinh tế của người dân với việc bảo vệ rừng, có chính sách và chếđộ nhằm khuyến khích người dân phát triển kinh tế rừng.
Về công nghiệp, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp cần quy định chặt chẽđối với công nghệ sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo vệ môi trường; có chính sách khuyến khích việc chuyển đổi công nghệ sản xuất tại các địa phương có các ngành nghề truyền thống, gây ô nhiễm. Quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp với sự đồng bộ hóa về kết cấu hạ tầng, bảo đảm được những tiêu chí trong đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết môi trường trước đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý rác thải tại các khu công nghiệp.
Về du lịch và dịch vụ, tăng cường công tác bảo vệ môi trường với việc phát triển mạng lưới dịch vụ và du lịch, kết nối với mạng lưới dịch vụ du lịch với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; tăng cường phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nhân văn nhằm kết hợp giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng đối với phát triển bền vững. Đồng thời phải tăng cường năng lực dự báo, giám sát, phát hiện, khống chế và phòng chống các loại dịch bệnh; bảo đảm vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo hướng quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái. Thí điểm và tiến tới nhân rộng các mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững, phát triển các nguồn “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch hơn”, “tiêu dùng sạch hơn”, tiến tới phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, chủ động có các biện pháp phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Đồng thời cũng cần tránh tuyệt đối hóa bảo vệ môi trường mà không chú trọng tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, nếu kinh tế không tăng trưởng thì nhân dân sẽ khi
thác bừa bãi, không có kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Khi ấy môi trường cuối cùng thì bị hủy hoại. Hơn nữa, nếu kinh tế có tăng trưởng mới có cơ sở, điều kiện vật chất để cải tiến, thay thế dần công nghệ sạch trong sản xuất. Như vậy, mới giảm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên được, có như thế mới bảo vệ được môi trường bền vững. Do vậy, phải tránh cực đoan tuyệt đối hóa hoặc là tăng trưởng kinh tế, không đánh giá đúng bảo vệ môi trường, hoặc ngược lại tuyệt đối hóa bảo vệ môi trường, coi nhẹ tăng trưởng kinh tế không chỉ trong quy hoạch chính sách mà cả trong tổ chức thực hiện trong thực tế.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KẾT HỢP HÀI HÒA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ