T ăng trưởng kinh tế
3.3.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với thực tế chưa đáp ứ ng yêu c ầ u
Để góp phần thúc đẩy kết hợp tăng trưởng kinh tế với sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái trong giai đoạn phát triển hiện nay thì khoa học và công nghệ đóng góp một vai trò rất quan trọng. Đối với những thách thức của nền kinh tế hiện đại về phát triển bền vững, chìa khóa giải quyết vấn đề chính là sử dụng những tiến bộđạt được của khoa học và công nghệđểđưa ra được những mô hình phát triển kinh tế quốc gia, vùng và địa phương hợp lý, bền vững.
Hiện nay, nền kinh tế các tỉnh Bắc Trung bộ đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái từ nhiều nguồn như ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, v.v.. Dù nguyên nhân là gì, thì chúng đều do hoạt động không có ý thức của con người
gây nên. Đứng trước thực tế đó, để bảo vệ môi trường sinh thái thì bên cạnh việc nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư về việc bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường cơ chế giám sát, chế tài phạt đối với hành vi phá hủy môi trường… còn cần phải sử dụng các công nghệ sạch, hữu cơ vào tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới đều cho thấy nếu ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường sẽ góp phần giảm thiểu trực tiếp việc khai thác tự nhiên; giảm chất thải; tái sử dụng chất thải, v.v.. Nghĩa là ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sẽ trực tiếp góp phần kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc kịp thời thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động tới cộng đồng. Chẳng hạn như trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cần thực hiện theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, hạn chế hoặc sử dụng hợp lý các chất hóa học, tiến tới thay thế chúng bằng những chất sinh học hữu cơ; ngăn chặn việc phá hủy và thu hẹp rừng dưới mọi hình thức... Trong phát triển công nghiệp cần khuyến khích sử dụng các dạng công nghệ tiên tiến, xanh và sạch để giảm thiểu nguồn nhiên liệu đầu vào và giảm lượng phát thải đầu ra. Đặc biệt, đối với các làng nghề từ trước tới nay vẫn chưa được giải quyết triệt để do chưa thay đổi hoàn toàn được công nghệ sản xuất, dẫn đến tình trạng ô nhiễm kéo dài dai dẳng. Đối với các ngành dịch vụ cần tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp các hình thức dịch vụ với công tác bảo vệ môi trường như phát triển hình thức du lịch sinh thái…
Trong thời gian qua, với sựđầu tư và quan tâm của các cấp ủy Đảng và Chính quyền các tỉnh Bắc Trung bộ, công nghệ sử dụng trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp và dịch vụ có nhiều chuyển biến khả quan. Với sự giúp đỡ từ nhiều phía, đặc biệt là từ Viện Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ, Trường Đại học Vinh, Đại học Huế, trong lĩnh vực nông nghiệp, đã có nhiều hệ thống nông nghiệp, nông thôn được đưa vào áp dụng. Căn cứ vào điều kiện sinh thái của vùng, Viện và các trường đại học đã chuyển giao công nghệ cũng như các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ cho các tỉnh vùng Bắc Trung bộ như xác định được bộ giống lúa, ngô, khoai sắn, đậu đỗ có năng suất chất lượng cao, phục hồi và phát triển các loại cây đặc sản như cam Xã Đoài, tạo được hai bộ giống dứa Cayen, hai giống cà phê, chè, ba giống cao su năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích nghi với vùng sinh thái của vùng cũng như chuyển giao hiệu quả nhiều quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ khác. Trong công nghiệp, nhờ chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã góp phần giúp các tỉnh Bắc Trung bộ ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường tại các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, giải quyết ô nhiễm của các làng nghề do việc sử dụng công nghệ quá lạc hậu.
Theo Thông báo số 3602/TB-BKHCN ngày 3/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ trong Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ các tỉnh vùng Bắc Trung bộ lần thứ XI, Bộ có đánh giá chung về tình hình thực hiện khoa học và công nghệ của các tỉnh trong vùng. Hoạt động khoa học và công nghệ của các tỉnh Bắc Trung bộđã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường như đưa nhanh các kỹ thuật tiến bộ vào trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản cũng như ứng dụng các dịch vụ khoa học và công nghệ vào bảo vệ môi trường. Trong thời gian từ 2012 - 2014, các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã triển khai nhiều mô hình hợp tác mới trong phát triển kinh tế giữa các trường đại học và địa phương, doanh nghiệp giúp cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như những kiến thức mới vào lĩnh vực sản xuất, giúp nền kinh tế vùng có thểđạt được bước phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ hiện chưa được triển khai một cách đồng
bộ, cũng như việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất chưa tập trung vào những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh, tỷ lệ các đề tài và dự án được triển khai, nhân rộng trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống chưa cao… Theo đó, có thể thấy rằng, mặc dù, đã được quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như sự nỗ lực của các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian qua nhưng hoạt động đưa khoa học và công nghệ vào giải quyết sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Ví dụ như, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch chậm, giá trị sản phẩm tính trên một héc ta canh tác còn thấp và mức độ gây ô nhiễm khá cao. Công nghiệp xây dựng là một thế mạnh của vùng - nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như titan, quặng sắt… nhưng trong khai thác và chế biến, công nghệ sử dụng còn quá thô sơ, gây lãng phí nguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng như gia tăng lượng phát thải đầu ra. Tại các trung tâm khai thác ở các tỉnh Bắc Trung bộ chưa có sự liên kết đầu tư thỏa đáng, nhất là chưa có sựđầu tư về các công nghệ chế biến sâu khoáng sản. Trọng điểm gây ô nhiễm chính là các làng nghề sản xuất và tái chế giấy; giết mổ gia súc; tái chế kim loại; tái chế nhựa; dệt nhuộm; chế biến lương thực thực phẩm; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm kết hợp chăn nuôi, làng nghề chế biến đồ mỹ nghệ từ da, xương bò.
Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ của vùng chưa đáp ứng được yêu cầu và định hướng của chiến lược phát triển đa dạng các hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt, chưa tận dụng được lực lượng nghiên cứu khoa học trong xã hội. Điều này làm hạn chế việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh để bảo vệ môi trường.
Có thể nhận thấy rằng, ở Bắc Trung bộ đang tồn tại mâu thuẫn giữa những yêu cầu về việc sử dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ với thực tiễn khả năng đáp ứng hạn chế của các tỉnh nhằm thay đổi mô hình canh tác, sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng xanh của dân cư, đảm bảo kết hợp hài hòa tăng trưởng với bảo vệ môi trường.
3.4. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT