T ăng trưởng kinh tế
3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có hệ thống chính sách hợp lý bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với hệ th ố ng
chính sách bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường hiện tại còn nhiều bất cập
Mặc dù trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ban hành khá nhiều văn bản và quy phạm pháp luật về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nhưng trên thực tế, việc áp dụng và triển khai những văn bản này trên thực tế còn nhiều hạn chế. Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ. Kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường đã được các tỉnh quan tâm nhưng vì điều kiện khó khăn và phải san sẻ với nhiều mục tiêu ưu tiên phát triển khác nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, những chế tài xử phạt liên quan đến vị phạm môi trường tại các điểm gây ô nhiễm còn chưa đủ mạnh, dẫn đến tình trạng tái phạm nhiều lần của các đơn vị, cá nhân gây ô nhiễm. Chẳng hạn, như trong Luật Bảo vệ môi trường, chưa quy định cụ thể và rõ ràng về việc thực hiện công khai và minh bạch hệ thống thông tin về môi trường, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa trong đánh giá, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động môi trường của người dân, các tổ chức xã hội có liên quan; chưa xây dựng được các công cụ đánh giá môi trường, đánh giá tác động môi trường. Các công cụ này chỉ mới dừng lại ở mặt hình thức, các giải pháp đưa ra trong các đánh giá này chưa được thực thi hoặc thực thi chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, việc buông lỏng hoặc “làm ngơ” của một số cơ quan quản lý nhà nước về môi trường khiến cho việc phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm chưa nghiêm, gây bức xúc cho người dân. Một bộ phận dân cư nhận thức pháp luật về pháp luật đất đai, môi trường chưa đầy đủ. Một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đất đai, môi trường thiếu ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật. Chẳng hạn: “vướng mắc trong quy trình tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp được giao đất trái thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ
và khoản 5 Điều 24 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường” [91]; “theo kế hoạch tại Quyết định số 182/QĐ- TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020 thì năm 2015 nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước là thực hiện công tác kiểm kê tài nguyên nước” [91], nhưng đến nay nhiều tỉnh cũng chưa triển khai vì chưa có Thông tư hướng dẫn một cách cụ thể để thực hiện nên có khả năng chậm so với kế hoạch.
Trong lĩnh vực quản lý, khai thác khoáng sản và tài nguyên cũng còn nhiều bất cập. Mặc dù chúng ta đã triển khai Luật Khoáng sản nhưng do thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thi hành luật nên trên thực tế, gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ. Đó là chưa kể đến chế tài xử lý đối với các hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản trái phép chưa đủ mạnh, thiếu cơ chế điều phối và phối hợp liên ngành trong việc thanh kiểm tra, xử lý vi phạm. Việc thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nói riêng, các hoạt động sản xuất sử dụng tài nguyên nói chung chưa lượng hóa hết các chi phí môi trường theo đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, do đó, gây khó khăn trong việc phân chia ngân sách của các tỉnh cho công tác giải quyết, khắc phục hậu quả, sự cố môi trường và phục hồi hiện trạng môi trường tại những vùng bị khai thác quá mức.
Ở một số địa phương, tình trạng vi phạm về đất đai, ô nhiễm môi trường, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đối với số loại khoáng sản (quặng, vàng, sa khoáng, thiếc, cát sỏi lòng sông) vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, một số khu vực khác tiềm ẩn nguy cơ tái phát; một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương còn có hiện tượng né tránh trong việc xử lý vi phạm pháp luật làm cho công tác quản lý và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường gặp những khó nhất định.
Cải cách hành chính ở các tỉnh Bắc Trung bộđã thu được kết quả quan trọng, nhưng đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh đến cấp xã còn thiếu về số lượng, năng lực, trình độ còn bất cập (đặc biệt là cấp xã). Vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức chưa phát huy hết trách nhiệm; kỹ năng, đạo đức, công vụ có lúc có nơi còn chậm, phối hợp chưa tốt, chưa đồng bộ làm ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên và môi trường; cần phải được nâng cao, phát huy tối đa đểđáp ứng yêu cầu của công việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường kết hợp với tăng trưởng kinh tế.
Các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã có nhiều cải cách, triển khai thực hiện luật và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường; đồng thời cũng đã cụ thể hóa nội dung các văn bản đó cho phù hợp với tỉnh mình, nhưng trên thực tế hệ thống chính sách hợp lý bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với hệ thống chính sách bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường hiện tại còn nhiều bất cập cần được bổ sung, hoàn thiện tăng tính khả thi trong thời gian tới.
3.3.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với thực tế chưa đáp ứng yêu cầu