Nguyên nhân của vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 113 - 118)

T ăng trưởng kinh tế

3.4.2.Nguyên nhân của vấn đề đặt ra

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ cũng không tránh khỏi còn nhiều hạn chế, đặt ra một số vấn đề cần giải quyết. Một số vấn đềđặt ra đó có phần do những nguyên nhân:

Thứ nhất, trình độ phát triển của các tỉnh Bắc Trung bộ còn thấp, dân số tăng nhanh tạo sức ép lên vấn đề sử dụng tài nguyên vào bảo vệ môi trường; cơ cấu kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên và kỹ thuật trung bình, lạc hậu. Nỗ lực chuyển dịch nền kinh tế mặc dù có những kết quảđáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần các ngành sản xuất trực tiếp, sản xuất các sản phẩm thô, sơ chế. Vì vậy, trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Bắc Trung bộ đạt khá nhưng những nguồn lực tiết kiệm để phân bổ cho các mục tiêu về bảo vệ môi trường vẫn còn rất hạn chế.

Thứ hai, trong xây dựng Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Trung bộ chưa căn cứ vào khả năng thực tế của địa phương, chưa đáp ứng yêu cầu về kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Hầu hết các địa phương đều chưa tự chủ động xây dựng được quy hoạch các nguồn lực nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, các nguồn lực còn chưa được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao.

Thứ ba, tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cấp uỷ, chính quyền các tỉnh vùng Bắc Trung bộ còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tiễn của việc xử lý sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường của địa phương.

Thứ tư, việc thực hiện lồng ghép các mục tiêu môi trường vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chưa đi vào thực chất khiến cho các giải pháp giải quyết sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường của từng địa phương còn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả khi triển khai trên thực tế. Hầu hết các chỉ tiêu được nêu trong Quy hoạch còn mang tính chất chung chung, chưa có sự đầu tư, nghiên cứu và đề xuất các chỉ tiêu mang tính thực tế cao. Điều này xuất phát từ khả năng hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của địa phương trong việc xây dựng các công cụ định lượng môi trường. Ngay như việc

tiến hành các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư cũng chưa được nghiêm túc thực hiện, nhiều dự án đã triển khai xây dựng nhưng chưa hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thứ năm, hệ thống pháp luật về môi trường tuy khá hoàn chỉnh nhưng chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cũng như hệ thống công cụ phòng ngừa chưa được chú ý đúng mức, chưa đủ sức răn đe và ngăn chặn các hành động phá hoại môi trường. Hiện nay, chúng ta còn rất thiếu các công cụ hữu hiệu đểđánh giá tác động tới môi trường hoặc lượng hóa các chi phí môi trường cho các đối tượng gây ô nhiễm, khiến cho các nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người sử dụng tài nguyên phải trả tiền” chưa được thực thi triệt để; cùng với việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến cho việc thực hiện chậm hơn so với kế hoạch đề ra.

Thứ sáu, là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, Bắc Trung bộ thường xuyên gánh chịu nhiều hậu quả về môi trường. Điều này làm gia tăng chi phí bảo vệ môi trường và khiến cho các mục tiêu kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường của các địa phương trở nên khó thực thi với nguồn ngân sách hạn chế. Tại một số địa phương, ở một số thời điểm, đã có sựđánh đổi giữa các mục tiêu về kinh tế với các mục tiêu về môi trường do những hạn chế về nguồn lực tài chính bố trí cho các hoạt động này.

Thứ bảy, nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân và người dân về vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế dẫn đến các chủ trương, quan điểm, chính sách được đề ra nhưng trong thực thi chưa mang lại hiệu quả như mong đợi; hay việc xây dựng, đổi mới các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn ngập ngừng, thiếu nhất quán. Điều này còn thể hiện ở việc nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nhân về tầm quan trọng của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường chưa cao, dẫn tới trong quá trình thực thi chưa thực sự có thái độ nghiêm túc, đúng đắn, do vậy, kết quảđạt được chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết các khâu đột phá, then chốt cũng như xử lý những vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường nổi cộm, gây bức xúc trong nhân dân.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, luận án đi sâu làm rõ những vấn đề liên quan tới việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh thuộc Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay, bao gồm:

1. Bắc Trung bộ là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế chậm phát triển dẫn tới tình trạng khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực nhưng đối lập lại, hiệu quả về mặt kinh tế không cao, còn gây ra nhiều vấn đề về môi trường.

2. Qua việc nghiên cứu các tài liệu, báo cáo và khảo sát thực tiễn cho thấy trong thời gian qua, các lĩnh vực như công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch… của vùng đều đã và đang dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng tới môi trường xung quanh, làm suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư. Nếu chính quyền địa phương các cấp, những cơ sở sản xuất kinh doanh, cộng đồng dân cư không sớm có những biện pháp cụ thể thì trong tương lai, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ gây ra những sự cố môi trường nghiêm trọng.

3. Trong thời gian vừa qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ phía các cơ quan đảng, quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc kết hợp các mục tiêu giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhưng trên thực tế hiệu quả chưa cao, ở các tỉnh Bắc Trung bộ vẫn còn một số vấn đề đặt ra từ thực trạng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cần được giải quyết trong thời gian tới như: mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức đúng đắn về kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với thực tế nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân còn nhiều bất

cập; mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có quy hoạch, kế hoạch cho việc kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu; mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có hệ thống chính sách hợp lý bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với hệ thống chính sách bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường hiện tại còn nhiều bất cập; mâu thuẫn giữa yêu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với thực tế chưa đáp ứng yêu cầu.

Chương 4

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KẾT HỢP HÀI HÒA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 113 - 118)