Tài nguyên thiên nhiên ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 83)

Tài nguyên đất

Sáu tỉnh Bắc Trung bộ có tổng diện tích đất 51.459,2 km2 [113]. Trong đó, chủ yếu là đất rừng tự nhiên, đất rừng trồng; đất ươm cây giống chiếm tỷ trọng nhỏ. Một phần lớn diện tích đất ở đây chưa được sử dụng, bao gồm đất chưa được khai thác và đất thuộc sông, suối, núi đá vôi. Diện tích đất dùng cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, chất lượng kém. Đất đai ở đây có 3 loại đất chính là đất đỏ vàng (thường phân bố ở các vùng trung du miền núi, rất thích hợp cho việc đẩy mạnh trồng các giống cây công nghiệp dài ngày, trồng các loại cây ăn quả); đất phù sa ven sông (thích hợp cho việc trồng cây lương thực, cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày); phần còn lại là đất cát hoặc cát pha (độ màu mỡ khá thấp, chỉ trồng được một số loại cây hoa màu, rừng phi lao, bạch đàn nhằm chống gió và cát xâm lấn).

Tài nguyên nước

Do địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông, Bắc Trung bộ có mật độ sông suối dày đặc và được phân chia thành nhiều lưu vực sông nhỏ, nhưng tỷ lệ phân bố tài nguyên nước lại không lớn. Sông ngòi có

lòng hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực sông nhỏ, dòng chảy thường tập trung nhanh, do đó, về mùa mưa lũ, lưu lượng nước thường rất lớn, gây ngập lụt ở vùng hạ lưu, ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Nguồn nước tự nhiên trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ, diện tích mặt nước được sử dụng để nuôi trồng thủy sản không lớn, ước tính năm 2012, cả vùng có khoảng 55 nghìn ha diện tích nước mặt được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản với tổng sản lượng thủy sản đánh bắt là 401.446 tấn mỗi năm [112, tr.450, 457]. Bên cạnh nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm trong các trầm tích và phong hóa khá dồi dào tại các vùng, khu vực có địa hình núi thấp ven sông chính là nguồn cung cấp nước quan trọng cho việc sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Đặc biệt, một số vùng ở Thanh Hóa, nước ngầm trong tầng đất đỏ bị phong hóa từ đá bazan có chất lượng tốt, có giá trị lớn đối với người dân vùng miền núi và chưa bị khai thác nhiều do hình thức khai thác còn thô sơ nhưđào giếng lấy nước.

Tài nguyên rng

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2012, đến 31/12/2011, tổng diện tích có rừng là 2.830,7 nghìn ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên chiếm 1 phần khá lớn (khoảng 72%), diện tích trồng rừng tập trung khoảng 39,3 nghìn ha năm 2011 tăng lên 47,4 nghìn ha năm 2012. Độ che phủ của rừng chỉ chiếm từ 47% đến 67% do nhiều nguyên nhân trong đó có cháy rừng, chặt phá rừng, rừng bị khai thác quá mức [112, tr.432]. Theo phân tích của các nhà khoa học, động vật rừng khu vực phía Bắc dãy Trường Sơn rất đa dạng và phong phú, có nhiều loài động vật quý tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Rừng Bắc Trung bộ có rất nhiều loại cây quý là tiền đề quan trọng phát triển ngành lâm nghiệp, góp phần làm chậm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tạo ra, giảm nhẹ quá trình lũ lụt, hạn chế sự tàn phá của bão, làm chậm quá trình hạn hán, “bẫy giữ” hàng triệu tấn CO2, giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu…

Tài nguyên bin

Bắc Trung bộ có bờ biển khá dài với dải đất ven biển rộng, diện tích rừng phòng hộ ven biển khoảng 266.386 ha, đất rừng đặc dụng ven biển có diện tích 150.465 ha, diện tích đất phi nông nghiệp (2005) là 10.667 ha và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Cả nước có khoảng 2.629.114 ha đất ngập nước, trong đó diện tích đất ngập nước của Bắc Trung bộ khoảng 92.938 ha (chiếm 3,5%). Về tài nguyên nước mặt ven biển Bắc Trung bộ, hiện nay chủ yếu được sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy hải sản với tổng diện tích năm 2005 là 48,4 nghìn ha, tăng lên 54,1 nghìn ha năm 2010 và 55 nghìn ha năm 2014 [15, tr.21-24]. Nhờ vào đường bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn, nhiều cửa lạch, cửa biển, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào, Bắc Trung bộ có các trung tâm nghề cá lớn, mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào. Bắc Trung bộ cũng là nơi có nhiều bãi ngang, bờ thoải, cát mịn, nước trong xanh, cạnh bờ biển có các dãy núi đâm dọc ra, ngoài bờ có nhiều đảo nhỏ tạo thành những bãi tắm lý tưởng, có tiềm năng trong phát triển kinh tế du lịch biển, du lịch sinh thái kết hợp.

Tài nguyên khoáng sn

Bắc Trung bộ hiện có trữ lượng khoáng sản khá lớn, thuận lợi cho việc phát triển các loại nguyên vật liệu xây dựng. Trong đó, Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với khoảng 296 mỏ và điểm khoáng sản, trữ lượng lớn như đá Granit, marble (trữ lượng từ 2 đến 3 tỷ m3), đá vôi (trữ lượng 370 triệu tấn), đất sét (85 triệu tấn), Crom (21 triệu tấn), Secpentin (15 triệu tấn)…[96]. Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, chất lượng cao thuận lợi cung cấp vật liệu phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát…[90]. Phân bố rải rác ở Bắc Trung bộ có nhiều mỏ khoáng sản lớn như mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh với trữ lượng 540 triệu tấn (60% trữ lượng sắt cả nước), là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á; mỏ titan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh có trữ

lượng trên 5,3 triệu tấn, đá Granit có trữ lượng hơn 1 tỷ m3 [88]; cát thủy tinh ở Quảng Trị với trữ lượng khoảng 125 triệu m3 chất lượng tốt, phân bố chủ yếu tại Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cửa Việt [94].

Tài nguyên du lch

Bắc Trung bộ được xem là vùng đất có tiềm năng phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch, bao gồm: du lịch biển; du lịch hang động; du lịch sông hồ, suối nước nóng và du lịch sinh thái. Nói tới du lịch biển của Bắc Trung bộ, cần phải nói tới những bãi biển với nhiều bãi tắm đẹp, bờ biển dài như: bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá), bãi biển Cửa Lò, bãi biển Cửa Hội, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Nghệ An), bãi biển Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con (Hà Tĩnh), bãi biển Nhật Lệ (Quảng Bình), bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và bãi biển Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), hiện đang được khai thác phục vụ du lịch trong và ngoài nước. Về du lịch hang động, Bắc Trung bộ có nhiều hang động nổi tiếng như hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Bên cạnh đó, Bắc Trung bộ còn có hệ thống các sông, hồ, suối nước nóng phong phú như hệ thống sông Mã, sông Lam, sông La, sông Bến Hải, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Hương…, tạo điều kiện phát triển các hình thức du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ngoài ra, với sự đa dạng sinh học cao, có nhiều hệ sinh thái đặc trưng, tập trung ở một số vườn quốc gia như: vườn quốc gia Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng là nguồn lợi để khai thác hình thức du lịch sinh thái của địa phương. Những tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung bộ vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa góp phần tạo điều kiện cho bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 83)