Yêu cầu của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 68)

Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý làm cơ sởđể tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong quá trình tồn tại, phát triển con người và xã hội loài người phải tác động vào tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên. Bởi vì, con người - xã hội - tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với nhau. “Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau” [66, tr.25]. Con người và xã hội loài người là một bộ phận của giới tự nhiên, nhưng chính bộ phận năng động này tác động đã làm cho tự nhiên thay đổi. Quá trình thay đổi đó chính là quá trình con người và xã hội loài người chuyển các nhu cầu của mình sang giới tự nhiên, buộc giới tự nhiên phải chấp nhận và đáp ứng. Tự nhiên đã biến đổi theo cấp độ của việc chuyển tải nhu cầu con người và xã hội loài người vào tự nhiên. Nhu cầu xã hội càng lớn, tự nhiên phải chịu sức ép càng lớn. Nghiên cứu mối quan hệ này là cơ sở để tính toán và đưa ra cách thức tác động của con người đối với tự nhiên một cách hợp lý. Tức là nghiên cứu, tìm giải pháp cho việc giải quyết việc kết hợp giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên phải trên cơ sở hoạt động thực tiễn - nội dung đã được phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin chỉ ra. Đây là cơ sở triết học để giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra mà những trường phái triết học duy tâm và siêu hình không thể đạt đến và không thực hiện được vai trò trong cải biến tự nhiên và phát triển xã hội. Phương pháp biện chứng duy vật đã chỉ ra mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội loài người và giới tự nhiên. Trong các thành tố cấu thành chỉnh thểđó tác động tạo nên sự thay đổi thì những thành tố khác có tác động trở lại làm thay đổi hiện trạng của cấu trúc ban đầu. Vì vậy, trong quá trình tìm cách thức giải quyết để duy trì mối quan hệ cân bằng cũng phải dựa trên mối quan hệ hệ thống đó.

Mối quan hệ hệ thống giữa con người, xã hội loài người với tự nhiên được thể hiện hai chiều. Con người và xã hội loài người lấy từ tự nhiên các

vật phẩm đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển. Thông qua đó làm cho tự nhiên biến đổi sâu sắc. Trong các sản phẩm của tự nhiên, con người ghi dấu ấn của mình một cách rõ nét nhất. Khi trình độ con người còn thấp kém, con người tìm cách thích ứng với tự nhiên. Khi trình độ con người, xã hội loài người được nâng cao, con người đã tác động cải tạo tự nhiên, giảm sự phụ thuộc của mình vào giới tự nhiên. Lúc này con người không còn thụ động trước tự nhiên nữa. “Nếu như trước đây con người đấu tranh chống lại sự đe dọa của thiên nhiên thì bây giờ ngược lại, chính con người đang đe dọa thiên nhiên” [59, tr.15-16]. Theo quy luật, sự tác động của con người làm tự nhiên biến đổi, tự nhiên không còn là nó nữa, thì môi trường sống của con người hiện tại không còn là cái ban đầu, mà là “tự nhiên thứ hai”. Không những không còn bị thụ động trước tự nhiên, thông qua năng lực và hoạt động thực tiễn của mình, con người làm cho tự nhiên liên tục biến đổi. “Chỉ có con người mới đạt được đến chỗ in cái dấu của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di chuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làm biến đổi diện mạo, khí hậu nơi họ ở...” [69, tr.475]. Cũng vì sự tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên một cách mạnh mẽ đã đe dọa trực tiếp đến tự nhiên. Lúc này, cuộc sống con người ngày càng phụ thuộc vào tự nhiên thứ hai này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con người, một mặt, phải khai thác tự nhiên để sống và phát triển, nhưng mặt khác, phải thực hiện luôn cả những biện pháp để bảo tồn, bảo vệ phát triển môi trường tự nhiên. Vì nếu không, cuộc sống con người không được đáp ứng đầy đủ.

Trong xã hội hiện đại, một mặt người ta phải bỏ sức lao động để tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên phục vụ mình và xã hội, mặt khác, người ta phải đầu tư một khoản chi phí để giải quyết hậu quả do mình gây ra trong quá trình thúc đẩy sự phát triển trước đó - vấn đề môi trường. Bởi vì, môi trường bị phá hủy đã đe dọa đến chính sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, không phải bao giờ con người cũng có thể thấy hết được tác hại của sự tác động không theo quy luật của mình đối với môi trường tự nhiên. Con

người đã phá vỡ thế cân bằng của môi trường tự nhiên, làm cho môi trường tự nhiên không còn khả năng tự cân bằng trở lại. Khi đó, môi trường tự nhiên vận hành không theo quy luật. Mối quan hệ con người - tự nhiên - xã hội không được thực hiện như trước. Tính hệ thống không còn chặt chẽ, vì vậy, đã xuất hiện hai xu hướng trong quan hệ với tự nhiên. Xu hướng thứ nhất, tiếp tục bất chấp sự mất cân bằng của tự nhiên, tiếp tục tác động vào tự nhiên để đạt cho bằng được tăng trưởng kinh tếđáp ứng nhu cầu của xã hội. Xu hướng thứ hai, đó là cắt giảm sự tăng trưởng, hạn chế sự phát triển của xã hội loài người vì sợ tác động xấu đến môi trường. Cả hai khuynh hướng này đều không có cơ sở và không phù hợp với thực tiễn cuộc sống con người và sự phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người. Bởi vì, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập với môi trường tự nhiên, thiếu môi trường tự nhiên. Con người, xã hội loài người là sản phẩm của môi trường tự nhiên và nằm trong mối quan hệ trao đổi thường xuyên với môi trường tự nhiên. Quá trình tồn tại, phát triển của con người và xã hội đã và đang làm biến đổi môi trường tự nhiên, kể cả việc tác động của con người được thực hiện bằng sự tính toán cẩn thận và chi tiết nhất. Có những giá trị của môi trường tự nhiên được con người khai thác, lấy đi để phục vụ cho sự phát triển đã hoàn toàn biến mất khỏi tự nhiên. Do vậy, dừng ngay các hoạt động kinh tế - xã hội để mong giữ môi trường tự nhiên trong trạng thái cân bằng ban đầu là không thể. Vì thế, trong quá trình thực hiện mối quan hệ trong hệ thống thống nhất con người - tự nhiên - xã hội đó, con người phải có sự quan tâm đến chất lượng môi trường, đặt vấn đề bảo vệ môi trường ngay trong các hoạt động kinh tế, xã hội của mình. Con người, xã hội loài người phải tính toán cho quy trình phát triển kinh tế của mình cách thức để giữ mối quan hệ cân bằng với môi trường. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng đó chỉ được thiết lập và duy trì ở một thời điểm, thời gian nhất định, vì sau đó mối quan hệ này sẽ bị thay đổi vì tính tích cực của các yếu tố trong quá trình sản xuất của con người. Sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong tăng trưởng kinh tế là việc làm thường xuyên, liên tục để bảo đảm phát triển bền vững.

Con người, xã hội loài người phát triển được phải dựa vào môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên là nơi khởi nguồn và là nơi cung cấp các điều kiện cho con người, xã hội loài người tồn tại, phát triển. Tự nhiên là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất. Nhu cầu của sản xuất ngày càng cao thì các yếu tố đầu vào liên tục tăng lên. Như vậy, làm cho tự nhiên ngày càng nghèo đi vì các giá trị cho sự phát triển xã hội được chuyển từ tự nhiên vào. Sự giàu có của xã hội đồng nghĩa với sự nghèo dần của môi trường tự nhiên. Theo đó, với cách thức khai thác và tốc độ khai thác như hiện tại, không chỉ làm môi trường tự nhiên nghèo đi mà còn làm cho môi trường bị suy kiệt, ô nhiễm. Nếu toàn thế giới, người dân đạt mức sống cao bằng các nước phát triển hiện nay, thì con người phải tăng khối lượng sử dụng tài nguyên lên ít nhất khoảng 40 lần và nếu dân số tăng lên gấp đôi (khoảng giữa thế kỷ XXI) thì khối lượng tài nguyên cần sử dụng phải tăng ít nhất là 100 lần. Với quy luật đó, nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng, sự đầu tư một cách hợp lý và biện pháp để bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng môi trường trong mối tương quan của xã hội với tự nhiên, sẽ gây nên những thảm hoạ môi trường tự nhiên khủng khiếp. Mức độ tác động của tự nhiên đến xã hội lớn đến mức có thể huỷ hoại toàn bộ những thành tựu đạt được của con người. Trong lịch sử đã từng xảy ra những hiện tượng như vậy, tuy nhiên, ở tầm cục bộ, khu vực. Trong từng quốc gia, khu vực, những thảm hoạ môi trường tự nhiên trực tiếp chủ yếu bắt nguồn từ việc con người khai thác môi trường tự nhiên quá mức cho phép, vượt quá khả năng tự cân bằng của giới tự nhiên. Hiện nay, nhiều nơi đã xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường vượt qua ngưỡng cho phép và một số nơi đã đe doạ đến khả năng hồi phục của tự nhiên. Thực tế hiện nay, việc thúc đẩy và duy trì tốc độ phát triển kinh tế quá cao, nhưng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên đã làm cho tự nhiên cạn kiệt nhanh hơn. Trong một chừng mực, nếu tốc độ phát triển kinh tế được tính toán kỹ lưỡng thì sự phát triển của công nghệ không theo kịp nhu cầu thúc đẩy kinh tế phát triển. Do vậy, việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên khó được thực hiện. Khi đó, động lực

cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu là tăng yếu tố đầu vào được khai thác từ tự nhiên, làm cho tự nhiên cạn kiệt nhanh hơn. Điều này dẫn đến sự phát triển của con người và xã hội loài người gặp phải giới hạn. Giới hạn đó không cho phép con người thực hiện việc phát triển ở mức bình thường, cần thiết. Trong trường hợp đó, con người buộc phải dừng các hoạt động kinh tế hoặc phải đầu tư một giá trị cực lớn mà giai đoạn trước loài người đã đạt được để giải quyết các vấn đề về môi trường.

Sự gia tăng các giá trị xã hội, sựđáp ứng đầy đủ tiện nghi cho đời sống con người là một nhu cầu trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của con người, xã hội loài người được diễn ra theo hai hướng. Thứ nhất, sự phát triển đó được bảo đảm thông qua sự phát triển của khoa học và công nghệ thì sẽ giúp con người tiết kiệm được tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trường. Khoa học và công nghệ sẽ giúp con người tính toán mức độ tiêu thụ cần thiết lượng tài nguyên và sản phẩm tự nhiên cho nhu cầu phát triển. Có thể, trong chừng mực đưa ra được quy luật sử dụng ít nhất tài nguyên tự nhiên để tạo nên hiệu ứng phát triển kinh tếở mức cao nhất. Đồng thời khoa học và công nghệ sẽ giúp con người giải quyết kịp thời những hậu quả, khắc phục những tổn hại mà con người gây ra cho giới tự nhiên. Theo xu hướng này, sự phồn thịnh của xã hội tồn tại trong thể thống nhất với sựđa dạng, phong phú của tự nhiên và thân thiện của môi trường. Đây là cách thức tác động hợp quy luật, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Thông qua xu hướng này, con người vừa bảo đảm sự phát triển của mình và của xã hội trong cân bằng, vừa tiếp cận và học hỏi tự nhiên để hoàn thiện quá trình phát triển của mình theo hướng đối xử thân thiện với môi trường.

Và trên thực tế, chúng ta học hỏi để ngày càng hiểu được một cách chính xác những quy luật đó, và biết được những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi của những sự can thiệp tích cực của chúng ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong giới tự nhiên. Nhất là từ khi khoa học tự nhiên đã thu được những tiến bộ vĩ đại trong

thế kỷ hiện thời, thì chúng ta lại ngày càng đi đến hiểu biết được cả những hậu quả tự nhiên xa xôi, ít nhất là của những hành động thông thường nhất của chúng ta trong lĩnh vực sản xuất, và do đó, có thể chi phối được những hậu quảđó. Nhưng điều đó càng trở thành sự thật thì con người không những càng cảm thấy, mà lại càng hiểu biết thêm rằng mình với giới tự nhiên chỉ là một... [69, tr.655].

Thứ hai, con người tác động vào tự nhiên bất chấp quy luật. Cách thức này không dựa trên cơ sở khoa học. Cụ thể, con người và xã hội loài người đặt ra những chỉ tiêu quá cao cho tăng trưởng kinh tế. Tập trung cho tăng trưởng kinh tế không chú ý đến bảo vệ môi trường tự nhiên. Tức là chú trọng chiều tăng trưởng kinh tế để đạt nhanh nhất những lợi ích trong khi các điều kiện về khoa học và công nghệ chưa cho phép. Theo chiều hướng tác động này đã làm cho môi trường tự nhiên cạn kiệt nhanh chóng, mất khả năng phục hồi, gây ô nhiễm môi trường. Những hậu quả đó sẽ tác động trở lại chính con người và xã hội loài người. Ph.Ăngghen đã từng cảnh báo:

Trong phương thức sản xuất hiện nay, người ta chỉ chú trọng chủ yếu đến việc làm thế nào cho giới tự nhiên và xã hội đem lại những kết quả gần nhất, rõ ràng nhất; nhưng rồi sau đó, người ta lại ngạc nhiên, không hiểu tại sao những hậu quả xa xôi của những hành động nhằm đạt kết quả trước mắt đó lại hoàn toàn khác hẳn đi, và trong rất nhiều trường hợp, lại hoàn toàn trái ngược lại; không hiểu tại sao sự cân đối giữa cung và cầu lại chuyển hóa thành cái hoàn toàn đối lập với sự cân đối đó... [69, tr.658].

Đây là cách thức tác động vào tự nhiên trái quy luật, phá vỡ tính thống nhất cần thiết giữa con người - tự nhiên - xã hội. Điều này dẫn đến hệ quả mà ngày nay người ta đang nhắc đến đó là: quy luật tăng trưởng âm. Quy luật này xảy ra khi giai đoạn trước con người bất chấp mọi giá để khai thác môi trường tự nhiên nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho mình. Vì vậy, đến một giai đoạn nhất định chắc chắn sự tăng trưởng sẽ gặp giới hạn. Con người buộc phải

vượt qua giới hạn đó để tồn tại và phát triển tiếp. Khi đó, con người phải dùng toàn lực về kinh tế và khả năng sẵn có đểđầu tư giải quyết vấn đề môi trường. Tất cả các giá trị kinh tế hoặc chi để đầu tư giải quyết hậu quả môi trường hoặc chấp nhận sự huỷ hoại do tự nhiên gây ra. Kết quả, những giá trị tăng trưởng của giai đoạn trước không được tính toán đến nơi đến chốn đã trở thành giá trịảo cho xã hội. Không những thế, môi trường bịđe doạ thực sự.

Ngày nay, với những hậu quả về môi trường do tăng trưởng kinh tế không kết hợp với bảo vệ môi trường gây ra cho thấy nhiều khu vực cần phải có sự tính toán để vừa bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế hợp lý đồng thời bảo vệ được môi trường cho sự phát triển bền vững. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, một mặt, cho phép con người sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm hơn, mặt khác, có thể cho phép con người biến các sản phẩm đầu ra của nền kinh tế trở thành nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo.

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)