Vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ngày càng được thể hiện rõ hơn

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 96 - 101)

T ăng trưởng kinh tế

3.2.3.Vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ngày càng được thể hiện rõ hơn

ngày càng được thể hiện rõ hơn

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong việc quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh Bắc Trung bộ ngày càng được thể hiện rõ trong nhiều văn bản quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cũng như trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ. Đặc biệt, trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và của từng tỉnh, vấn đề “Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thể hiện sự quyết tâm cũng như nỗ lực của các địa phương trong vấn đề phát triển bền vững. Trong đó, những mục tiêu bền vững như “cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo” được đặc biệt nhấn mạnh. Là một vùng kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, việc chú trọng tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là một vấn đề ưu tiên nhằm phấn đấu đưa các tỉnh trong vùng “thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước”, phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như đạt được “cơ cấu kinh tế hợp lý” để bảo đảm những mục tiêu an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Để tránh xu hướng tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế, các tỉnh Bắc Trung bộ đã chú trọng đưa các mục tiêu phát triển bền vững vào trong phát triển từng lĩnh vực cụ thể.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp: Bên cạnh việc đề ra những mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của công nghiệp, tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp trong GDP của các tỉnh, hầu hết trong Quy hoạch và kế hoạch phát triển công nghiệp các tỉnh đều chú trọng tới việc tăng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp địa phương thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư

nâng cấp và phát triển các cơ sở công nghiệp hiện đại để nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm công nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường. Việc chú trọng đầu tư cho các ngành công nghiệp có tiềm năng, hướng tới phát triển công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tăng cường công nghiệp chế biến, chế biến sâu cũng được ưu tiên nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giảm sự khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế tại các địa phương. Các tỉnh cũng bắt đầu có những chính sách khuyến khích việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ chế biến, sản xuất sạch hơn vào sản xuất để tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đối với các làng nghề truyền thống, khuyến khích người dân, chủ cơ sở sản xuất đầu tư nâng cấp công nghệ, tránh sử dụng công nghệ tiêu tốn nguyên liệu cũng như xả thải, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp: Các tỉnh Bắc Trung bộđều ưu tiên phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững, trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung đểđẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao từ khâu làm đất đến thu hoạch nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, định hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, hệ sinh thái của từng địa phương cũng như như cầu của thị trường. Trong việc sử dụng đất, tránh việc khai thác quá mức tài nguyên đất mà không thường xuyên có sự bồi bổ, cải tạo đất. Các địa phương cũng nhanh chóng áp dụng mô hình chăn nuôi, trồng trọt tạo ra giá trị kinh tế cao như mô hình trang trại, nhằm phát triển các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao hơn, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên như tài nguyên đất, rừng, nước… Bên cạnh đó, các tỉnh cũng có nhiều chính sách đẩy mạnh sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ sinh học, phát triển dịch vụ giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Trong thời gian vừa qua, với sựđầu tư của chính quyền các địa phương và sự chỉ đạo sát sao của các ngành, các cấp, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ không ngừng được tăng cường trên nhiều mặt như giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện, phát triển đô thị và các công trình văn hóa. Theo kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 25-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2020 [12], các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng liên tục được đầu tư xây dựng, kết nối với các vùng kinh tế khác, với các nước lân cận. Về đường bộ, có hệ thống đường quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc - Nam, các trục ngang nối các tỉnh trong vùng và nối với vùng khác, hệ thống giao thông nông thôn được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông, xi măng, đường huyện đạt tối thiểu cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI. Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, xã được xây dựng kiên cố, bảo đảm giao thông thông suốt cho bà con nhân dân, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện. Trong lĩnh vực đường thủy nội địa, các tỉnh đã đầu tư nâng cao, cải tạo nhiều luồng, tuyến gắn liền với việc chỉnh trị bãi cạn cửa sông. Về đường biển, phát triển nhiều cảng biển, phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các cơ sở công nghiệp tập trung[111].Nhìn chung, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Bắc Trung bộ luôn được quan tâm để bảo đảm sự phát triển thống nhất, đồng bộ cho sự phát triển chung của toàn vùng, bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh gắn với bảo vệ môi trường. Trong những năm vừa qua, với sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước cũng như sự nỗ lực của chính quyền các địa phương việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch: Với nhiều chính sách tích cực, thời gian qua, các địa phương Bắc Trung bộđã chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như dịch vụ vận tải biển, bưu chính viễn thông, khoa học và công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và hoạt động xuất nhập khẩu và có chú ý tới bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nhằm mở rộng thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, các địa phương còn chú trọng khai thác tiềm năng thế mạnh du lịch của vùng, đặc biệt, đẩy mạnh phát triển hình thức du lịch sinh thái, du lịch nhân văn, một mặt, phát triển được kinh tế du lịch của vùng, mặt khác, tạo ra điều kiện để tăng nhận thức của người dân, khách du lịch, các cơ sở, tổ chức khai thác du lịch về vấn đề gìn giữ văn hóa địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong phát triển xã hội: Các địa phương chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trong ba vấn đề lớn: dân số, lao động, việc làm; giáo dục và đào tạo; y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Về dân số, lao động và việc làm, chú trọng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp nhằm giảm khai thác tài nguyên đất, rừng, nước... Trong đào tạo nghề đã chú ý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động. Về giáo dục và đào tạo, các tỉnh đều có những chủ trương, chương trình nhằm phát triển toàn diện giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, nâng cao và bảo đảm sự đồng đều về chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Trong giáo dục đã chú ý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người học. Về cơ bản, trong thời gian qua, những chuyển biến về mặt kinh tế cũng góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Trên cơ sởđó, người dân có điều kiện bảo vệ môi trường tốt hơn, ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân được nâng cao. Nhìn chung, trình độ học vấn của lực lượng lao động toàn vùng đạt chất lượng tương đương hoặc cao hơn mức trung

bình của cả nước, đặc biệt là những lao động tốt nghiệp từ cấp trung học cơ sở trở lên. Do vậy, ý thức kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường của từng người lao động được nâng cao. Về hoạt động khoa học và công nghệ, với nhiều chính sách khuyến khích và ưu tiên, các tỉnh đã tích cực hướng, thu hút tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, góp phần khai thác tự nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường tự nhiên hiệu quả hơn.

Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đã chú ý nhiều đến việc xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các tỉnh cũng đã tích cực đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất từ tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện, xã, phường, thị trấn nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng như môi trường. Công tác phòng dịch, y tế dự phòng được đẩy mạnh giúp ngăn chặn nhiều nạn dịch, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn Bắc Trung bộ. Điều này góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành, sạch sẽ; đó cũng là bảo vệ môi trường để góp phần tăng trưởng kinh tế.

Việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường: Trong thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung bộ đều có các kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng các thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng có nhiều biện pháp huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực, giúp hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ điều kiện tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các địa phương. Bước đầu vấn đề ứng dụng khoa học và công nghệ vào xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đã có bước tiến bộ. Mục tiêu phấn đấu của các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian tới là sẽ có nhiều hơn các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc các trang thiết bị giảm thiểu ô nhiễm. Đối với các khu

kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần phải xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, chú trọng việc xây dựng hoặc hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp, tránh xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng tới môi trường và môi sinh của các cộng đồng dân cư.

Vấn đề kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trườngtrong bảo vệ

môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Trong việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thời gian qua, các tỉnh Bắc Trung bộ đã chú trọng khai thác hợp lý, bảo vệ và sử dụng một cách có hiệu quả bên cạnh việc bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng cũng như phát triển bền vững. Trong lĩnh vực môi trường, các tỉnh Bắc Trung bộ đã đề cao việc phòng tránh các hiện tượng suy thoái, có biện pháp ngăn chặn, xử lý, khắc phục và nâng cao khả năng kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn các tỉnh.

3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 96 - 101)