T ăng trưởng kinh tế
4.1.2. Xây dựng chiến lược kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
Bắc Trung bộ là vùng địa lý có nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế do đặc điểm về địa lý, môi trường tự nhiên của vùng. Dù đã có quy hoạch phát triển dài hạn, tuy nhiên, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của từng tỉnh chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, khiến cho việc triển khai quy hoạch và giữa các tỉnh trong vùng còn lúng túng ở một số tỉnh. Trong khi đó, việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường nhằm mục đích phát triển bền vững cần có sự phối hợp giữa các tỉnh, thành, các vùng trong cả nước với nhau. Trong thời gian qua, với nhiều nỗ lực, các tỉnh Bắc Trung bộ đã có những định hướng phát triển ưu tiên đối với các khu kinh tế, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá, đồng thời chú ý hỗ trợ tới các địa phương gặp nhiều khó khăn nhằm tạo ra sự cân đối nhất định về cơ cấu kinh tế vùng, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và sự chênh lệch kinh tế, trên cơ sở đó bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020, các tỉnh Bắc Trung bộ cũng đã xác định quan điểm phát triển
là: “Phát triển kinh tế - xã hội vùng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và định hướng Chiến lược biển Việt Nam; đảm bảo thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực” [110].
Do vậy, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và của từng địa phương đã có sựđịnh hướng cụ thể nhằm phát triển kinh tế bền vững phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường của vùng như phát triển kinh tế dựa trên lợi thế, tiềm năng sẵn có của vùng theo cơ cấu kinh tế mở, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh; tạo ra sự liên kết về kinh tế giữa các tỉnh nhằm giảm bớt khoảng cách và chênh lệch về trình độ phát triển. Trong quy hoạch cũng đã phân định rõ ràng cho các cấp chính quyền địa phương trong việc trực tiếp chỉ đạo phương án phát triển kinh tế - xã hội và lên kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho lợi ích và phát triển kinh tế địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực trong quy trình xây dựng quy hoạch và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên hữu hạn, kết hợp bảo vệ môi trường với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tại mỗi tỉnh cũng đã tự xây dựng các chương trình phát triển bền vững của khu vực và địa phương, trên cơ sở đánh giá về tiềm năng tự nhiên, nguồn nhân lực, lợi thế so sánh và những khó khăn đối với sự phát triển của địa phương. Trong xây dựng quy hoạch cũng đã tránh được tình trạng rập khuôn, máy móc, mà chủ yếu dựa vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội cũng như hiện trạng môi trường để xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung phát triển các ngành, địa phương theo quan điểm phát triển bền vững, đề ra những giải pháp cụ thể, hợp lý và có hiệu quả nhằm sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Cụ thể đối với các tỉnh Bắc Trung bộ, để bảo vệ tài nguyên nước, cần phải quy hoạch các dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, nâng cấp hệ thống thủy lợi và tiến tới xây dựng hệ thống đơn giá về phí dịch vụ đối với người khai thác và sử dụng nguồn nước theo đúng nguyên tắc “Người sử dụng nước phải trả tiền” và “Người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền”
nhằm coi nguồn nước, tài nguyên nước như một loại hàng hóa. Đối với tài nguyên rừng cần quy hoạch khu vực khai thác, khu vực trồng mới, khu vực cấm khai thác; đồng thời khuyến khích, hỗ trợ nhân dân trong trồng và bảo vệ rừng, cần phải gắn lợi ích của người dân với các nguồn lợi kinh tế - môi trường mà rừng mang lại cho họ, từ đó tiến tới sử dụng có hiệu quảđất rừng được giao khoán. Địa phương cần có chiến lược cải thiện sinh kế cho người dân thông qua việc sử dụng bền vững rừng và quản lý rừng theo các nhóm cộng đồng dân cư, có các hỗ trợ về kinh tế nhưưu đãi về thuế sử dụng đất, ưu đãi vay vốn phát triển rừng, đầu tư trang trại, có chính sách chia sẻ lợi nhuận phù hợp trong việc bảo vệ rừng để giúp người dân yên tâm, ổn định và gắn kết với diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ và phát huy tài nguyên rừng của địa phương. Đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, địa phương cần có quy hoạch thống nhất trong sử dụng và khai thác một cách hợp lý, tránh tình trạng vô tổ chức, thiếu quy hoạch trong khai thác. Tất cả các dự án khai khoáng mới phải được xem xét, sàng lọc cẩn thận và phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết, đặc biệt là xem xét, đánh giá các công nghệ khai khoáng và chế biến, việc sử dụng và thải bỏ hóa chất, công tác duy tu các bãi phế thải và việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Trước khi cấp phép khai thác cần có sự khoanh vùng khai thác và kiểm soát các đơn vị khai thác, tránh gây nên hậu quả vê môi trường như khai thác bừa bãi, tự phát tại những khu vực lòng sông có khoáng sản, tránh làm sạt lở bờ và thay đổi dòng chảy ban đầu. Các địa phương cũng cần phải có quy hoạch và mức độ khai thác hợp lý trong từng giai đoạn song song với việc yêu cầu đầu tư cho việc phục hồi, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái tại các địa bàn có hiện tượng khai thác, giảm thiểu chi phí từ ngân sách dành cho việc khắc phục hậu quả về môi trường, môi sinh. Đặc biệt, đối với môi sinh tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn Bắc Trung bộ, cần có sự đồng bộ trong quy hoạch và các quy định về môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, bao gồm việc hoàn thiện các quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường trước
và sau khi cấp phép đầu tư, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bắt buộc các cơ sở này phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát và xử lý ô nhiễm, nâng cấp hoặc đổi mới công nghệ sản xuất cũng như di dời toàn bộ hoặc từng bộ phận ra khỏi khu dân cư… Nói cách khác phải: sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả quỹđất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất hiện có; duy trì diện tích lúa nước khoảng 230 nghìn ha nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác tối đa quỹđất chưa sử dụng để đưa vào trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; tận dụng các vùng đất hoang hóa, đất cát ven biển ít có khả năng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đưa vào sử dụng cho mục đích phát triển các khu, cụm công nghiệp, điểm du lịch, hình thành các đô thị mới. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước; bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn, thảm thực vật rừng phòng hộ, bảo vệ diện tích đất rừng hiện có, tăng cường trồng mới rừng kinh tế, rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; duy trì và từng bước nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi hải sản, gắn với bảo vệ môi trường biển... [110].
Để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, vừa bảo đảm được môi trường sống, các tỉnh Bắc Trung bộ cần có chiến lược điều hòa sự phân bố dân số và di dân trong vùng, giảm áp lực của dân số đối với các nguồn tài nguyên nhưđất, nước, không khí hay áp lực lên các vùng đô thị (áp lực về dịch vụ công cộng, giáo dục, giao thông vận tải…).
Xuất phát từ cách tiếp cận hệ thống, trong điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường của các tỉnh Bắc Trung bộ, để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, cần đề cao nguyên tắc phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường bởi môi trường ở đây tuy đã bịảnh hưởng, nhưng mức độ chưa tới mức nghiêm trọng trên diện rộng. Đối với điều kiện ngân sách eo hẹp của hầu hết các địa phương trong khi còn nhiều mục tiêu khác cần ưu tiên phát triển, phòng ngừa ô nhiễm chính là biện pháp ít tốn kém hơn so với xử lý, hồi phục môi trường nếu xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng, giúp địa
phương có thể chủđộng hơn trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm. Để tăng cường phòng ngừa sự cố môi trường, các địa phương cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp, công cụ quản lý môi trường đa dạng, phù hợp với các thành phần môi trường cần được bảo vệ trong khu vực. Và biện pháp được coi là tích cực nhất vẫn là bảo đảm phát triển kinh tế nhưng bảo vệđược môi trường.
Về cơ bản, để có thể áp dụng các biện pháp, công cụ phục vụ cho kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, các tỉnh Bắc Trung bộ cần quán triệt hai nguyên tắc“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “Người sử
dụng phải trả tiền” trong hoạch định quyết sách liên quan tới tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Đây là những quan điểm chính được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định về thuế, phí môi trường và xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Điều quan trọng là cần phải lượng hóa được những tác động tiêu cực về mặt môi trường của các hoạt động kinh tế, từ đó bắt buộc các doanh nghiệp cần chú trọng hơn, có trách nhiệm hơn trong việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường, giảm chi phí sản xuất. Đây chính là động lực kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng tìm tòi, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và bảo vệ môi trường.
Theo tinh thần Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương được phép chi ngân sách đầu tư kinh phí cho bảo vệ môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách của tỉnh và tăng dần tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế từng thời kỳ. Vì vậy, đối với những tỉnh có nguồn ngân sách eo hẹp, cần phải có nhiều biện pháp huy động các nguồn vốn ngoài vốn ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và sử dụng thông minh, hợp lý các nguồn vốn huy động được. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tập trung chủ yếu từ nguồn đầu tư phát triển để xây dựng cơ bản nhằm tăng cường năng lực hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện những dự án điều tra cơ bản, cấp bách, có ý
nghĩa lớn về môi trường, các dự án quy hoạch tổng thể về môi trường hay đầu tư cho nghiên cứu khoa học về môi trường nhằm cải tạo, bảo vệ môi trường, giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng. Đối với các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, có thể sử dụng vào các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử… tại và xung quanh địa bàn sinh hoạt hay dùng cho việc chi trả các khoản phí nước thải, khí thải, thu gom, xử lý các loại chất thải rắn, bổ sung vào nguồn vốn cho các quỹ bảo vệ môi trường…
Trong chiến lược phát triển kinh tế, các tỉnh Bắc Trung bộ cần đề cao việc sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nhằm tạo ra những tác động tích cực đối với môi trường, xây dựng tinh thần tự giác bảo vệ môi trường, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch hơn và tăng nguồn thu cho công tác bảo vệ môi trường. Đối với các tỉnh Bắc Trung bộ, với điều kiện tự nhiên phong phú, chưa bị khai thác quá mức, việc áp dụng các công cụ sau có thể giúp tăng ngân sách của địa phương cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mặt khác thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng đầu tư cải tiến công nghệ, tăng hiệu quả đầu tư và sử dụng tài nguyên, giảm chi phí sản xuất và giảm tác động tiêu cực tới môi trường:
- Thuế tài nguyên: Thuế sử dụng đất, nước, thuế rừng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản… sẽ giúp tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác, sử dụng theo nguyên tắc hoạt động càng gây tổn hại tới tài nguyên thiên nhiên nhiều thì mức thuế phải chịu cao hơn;
- Thuế, phí cho việc sử dụng môi trường gồm thuế, phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm; thuế, phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm; phí đánh vào người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm, giúp định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, khuyến khích việc thay thế các nguyên liệu, sản phẩm ô nhiễm bằng những nguyên liệu, sản phẩm sạch hơn;
- Áp dụng hình thức ký quỹ môi trường đối với các hoạt động có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường như hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Theo đó chính quyền yêu cầu các doanh nghiệp trước khi hoạt động phải ký gửi một khoản tiền tại ngân hàng nhằm bảo đảm cam kết về thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu các doanh nghiệp có biện pháp chủ động ngăn chặn, khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường, hoàn nguyên hiện trạng môi trường đúng như cam kết thì họ sẽ nhận lại số tiền đã ký quỹ đó. Các doanh nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại được vốn khi không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường;
- Tiến hành trợ cấp môi trường đối với các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế hoặc trợ giá nhằm khuyến khích các hình thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng;
- Hình thành các Quỹ bảo vệ môi trường tại các địa phương từ nhiều nguồn vốn khác nhau như phí và lệ phí môi trường; hoặc thông qua sự đóng góp tự nguyện của cá nhân, doanh nghiệp; tiền tài trợ; tiền xử phạt do vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường… Các Quỹ bảo vệ môi trường này được phân phối lại cho ngân sách địa phương để chủ động phân bổ cho các hoạt động phòng ngừa, xử lý, khắc phục các sự cố môi trường trên địa bàn.
4.1.3. Tránh tuyệt đối hóa tăng trưởng kinh tế, hạ thấp bảo vệ môi trường và ngược lại tránh tuyệt đối hóa bảo vệ môi trường, coi nhẹ tăng