Tác động của các nhân tố kinh tế lên môi trường thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, hoạt động phát triển kinh tế nói chung cần có đầu vào được lấy từ môi trường. Vì thế, khi kinh tế càng tăng trưởng và phát triển thì môi trường càng bị khai thác nhiều hơn. Ngoài ra, hoạt động kinh tế thường tạo ra nhiều chất thải và được hấp thu vào môi trường. Khi lượng chất thải ra môi trường vượt quá khả năng hấp thu thì sẽ gây ra các hiện tượng ô nhiễm. Qua đó, ảnh hưởng tới việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
Thứ hai, tăng trưởng, phát triển sẽ tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật... để tiến hành bảo vệ môi trường tự nhiên. Sự nghèo đói cũng chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng khai thác tự nhiên và làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi tạo ra được sự tăng trưởng về mặt kinh tế, các quốc gia mới có điều kiện cải thiện mức sống và dân trí của người dân, từ đó, mới thay đổi được quan niệm của họ về cách họđối xử với môi trường. Nhờ vậy, một cách gián tiếp, mới có thể bảo vệđược môi trường sống của chính họ cũng như cho các thế hệ mai sau.
Cần nhìn nhận rằng trong một thời gian rất dài, chúng ta đã phung phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được, làm suy kiệt các nguồn tài nguyên. Có tình trạng này là do các nền kinh tế chỉ mới phát triển ở chiều rộng, và chúng ta chưa hề quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn từ khâu khai thác, chế biến cũng như các chất thải ra môi trường.
Để bảo đảm kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nền sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghĩa là dựa vào những nguồn lực kinh tế và khoa học và công nghệ, cần phải thay thế phương thức sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên từ bề rộng sang bề sâu, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên cũng như giảm thiểu phát thải ra môi trường. Muốn thực hiện được điều này cần nguồn lực kinh tế.