KINH TẾ, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 42)

2.1.1. Kinh tế

Kinh tế là khái niệm phản ánh các hoạt động của con người có liên quan tới quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Adam Smith, trong cuốn sách nổi tiếng Sự giàu có của các quốc gia, đã đưa ra định nghĩa “Kinh tế” là khoa học gắn liền với những quy luật về sản xuất, phân phối và trao đổi. Ông cho rằng “Sự giàu có” xuất hiện khi con người có thể sản xuất ngày càng nhiều hơn các sản phẩm hàng hóa với những nguồn lực sẵn có (gồm lao động, vốn, tài nguyên…). Vậy có thể xem hoạt động kinh tế là bất kỳ hoạt động nào của con người, trong đó có sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực sẵn có để tạo ra những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đem trao đổi và thu được những giá trị lớn hơn so với những giá trị mà mình đã bỏ ra. Tác giả Hồ Tú Bảo trong bài viết về Kinh tế tri thức ở Việt Nam ? cũng khẳng định: “Theo một nghĩa được thừa nhận rộng rãi, kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng hay một quốc gia” [5]. Theo Từđiển tiếng Việt, kinh tế được hiểu là: “1. Tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội - kinh tế nhất định. 2. Tổng thể nói chung những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất” [77, tr.527]. Do vậy, nói đến kinh tế là nói đến sự liên quan tới lợi ích vật chất của con người, như sử dụng đòn bẩy kinh tế để phát triển sản xuất; có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn so với sức người, sức của và thời gian tương đối ít bỏ ra, như cách làm ăn kinh tế...

Tác giả G.A.Côdơlốp và S.P.Perơvusưn trong Từ điển Kinh tế, khẳng định, kinh tế là: “Tổng hợp các quan hệ sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử hay chế độ kinh tế của xã hội, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của

lực lượng sản xuất. Nhân tố quyết định của kinh tế là quan hệ sở hữu về công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất” [30, tr.256]. Theo nghĩa rộng, danh từ kinh tế cũng có nghĩa là toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân, cũng như các khoa học kinh tế nghiên cứu các ngành ấy (khoa kinh tế công nghiệp, khoa kinh tế nông nghiệp, khoa quản lý kinh tế v.v…).

Theo quan điểm kinh tế chính trị có thể coi “Kinh tế” là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Mặt khác, kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Tuy nhiên, định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Nói đơn giản, kinh tế có nghĩa là: dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?.

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)