Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức đúng đắn về kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với thực tế nhậ n th ứ c

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 103)

T ăng trưởng kinh tế

3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức đúng đắn về kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với thực tế nhậ n th ứ c

của cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nhân còn nhiều bất cập

Trong những năm gần đây, sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tại các tỉnh Bắc Trung bộ đã được quan tâm. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại nhiều ở mức độ các chủ trương, chưa trở thành hành động có hiệu quả cao trên thực tế. Các tỉnh Bắc Trung bộ là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thấp hơn so với các vùng, địa phương khác. Vì vậy, thời gian qua, các tỉnh này tập trung chủ yếu cho đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là chú trọng tới chỉ tiêu tăng trưởng GDP, mà chưa chú ý đúng mức tới hệ thống thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Có những thời điểm, vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang bị coi nhẹ, thậm chí lãng quên. Trên thực tế, có những dự án phát triển kinh tế đã tác động một cách thô bạo đến môi

trường, thiếu tính toán đến việc bảo đảm cân bằng sinh thái. Do đó, hiện tượng khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên gây nên suy thoái môi trường và mất cân đối các hệ sinh thái (đất, nước, không khí, rừng…) vẫn tồn tại. Bên cạnh việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch, dịch vụ… gây ô nhiễm môi trường, môi sinh tại các khu dân cư thì việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại các đô thị trung tâm cũng khiến cho các nguồn nước mặt, nước ngầm tại các thành phố bị ô nhiễm và khai thác cạn kiệt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn gia tăng, áp lực về chất thải rắn, chất thải sinh hoạt ngày càng đè nặng lên hệ thống xử lý rác thải chưa đạt chuẩn và không đồng bộ của các thành phố, dẫn đến những hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường chỉ là khắc phục các sự cố do tăng trưởng kinh tế gây ra. Các chính sách về bảo vệ môi trường tại các địa phương này ít mang tính dự báo dài hạn để có quy hoạch chi tiết trong phát triển kinh tế, mà dựa trên những hậu quả thấy được trên thực tế đểđề ra biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, sự hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý ở các cấp, đặc biệt là cấp huyện và xã về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường khiến cho các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và các chương trình lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững còn bị xem nhẹ ở nhiều nơi. Đội ngũ cán bộ quản lý về môi trường vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn đã không đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong việc đề xuất chính sách và giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Mặt khác, nhận thức về việc kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch hay các cộng đồng dân cư cũng như đội ngũ doanh nhân chưa đầy đủ khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên vẫn đang diễn ra hầu hết các tỉnh, gây khó khăn trong công tác phòng ngừa và khắc phục, xử lý sự cố về môi trường. Có thể nói, có lúc, có nơi các tỉnh Bắc

Trung bộ còn xem nhẹ vai trò của các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư, người dân, doanh nhân trong quá trình thực hiện mục tiêu kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức xã hội hay cộng đồng doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, duy trì nếp sống hài hòa với tự nhiên chưa được chú trọng, dẫn tới sự khó khăn trong thực thi các mục tiêu về phát triển bền vững của địa phương.

3.3.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có quy hoạch, kế hoạch hợp lý cho việc kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và

Một phần của tài liệu Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)